Tổ chức và điều hành cuộc họp

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP CƠ SỞ (Trang 28 - 31)

“Họp” có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau. Đó có thể là một hình thức giao tiếp, hay một phương thức giải quyết công việc của cơ quan.

- Khái niệm

Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, một cách thức giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng chỉ đạo, điều hành hoạt động trong giải quyết công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định của pháp luật.

Ví dụ:

- Hàng tuần, Chủ tịch và các Phó chủ tịch họp giao ban một lần theo quyết định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình, thống nhất chỉ đạo các công tác; xử lý các vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề cần báo cáo xin ý kiến của UBND, Hội đồng nhân dân xã, UBND huyện, chuẩn bị nội dung các phiên họp UBND, các hội nghị, cuộc họp khác do UBND xã chủ trì triển khai. Thường trực hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã và cán bộ, công chức xã được mời tham dự khi bàn về các vấn đề có liên quan.

-Ngày 29/11/2013, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII bế mạc sau 40 ngày họp, giải quyết đước các vấn đề lớn như thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Luật đất đai, đóng góp ý kiến cho Luật đầu tư công, Luật phá sản...

- Mụcđích của hội họp

+ Tăng cường dân chủ trong điều hành, phát huy trí tuệ tập thể, tri thức và kinh nghiệm của các thành viên nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp;

+ Có vai trò quan trọng trong đánh giá nhân viên và tăng cường hiểu biết lẫn nhau;

+ Là một kênh trao đổi thông tin cung cấp cho hoạt động quản lý, truyền đạt trực tiếp các quyết định quản lý đến người thực hiện;

+ Tạo áp lực hành động;

+ Trong quản lý hành chính nhà nước, họp là một trong những hình thức cơ bản để phát huy và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ cùng tham gia một cách tập thể và tự giác của người lao động vào quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý các lĩnh vực xã hội khác.

- Phân loại các hình thức họp

Theo Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có ghi rõ các hình thức họp gồm:

+ Họp tham mưu, tư vấn là cuộc họp để thủ trưởng cơ quan, hành chính nhà nước nghe các ý kiến đề xuất và kiến nghị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp dưới, của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm có đủ thông tin, có thêm các cơ sở, căn cứ trước khi ra quyết định theo chức năng, thẩm quyền.

+ Họp làm việc là cuộc họp của cấp trên với thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp dưới để giải quyết những công việc có tính chất quan trọng vượt quá thẩm quyền của cấp dưới hoặc để kiểm tra trực tiếp tại chỗ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của cấp dưới

+ Họp giao ban là cuộc họp của lãnh đạo cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước để nắm tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác; trao đổi ý kiến và thực hiện chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên.

+ Họp tập huấn, triển khai là cuộc họp để quán triệt, thống nhất nhận thức và hành động về nội dung và tinh thần các chủ trương, chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước về quản lý, điều hành hoạt động kinh tế, xã hội.

+ Họp tổng kết hàng năm là cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và bàn phương hướng nhiệm vụ công tác cho năm tới của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

+ Họp sơ kết hoặc tổng kết chuyên đề là cuộc họp để đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện một chủ trương, chính sách quan trọng.

Hỏi:

Anh (chị) có đánh giá như thế nào về thực tiễn công tác hội họp trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay?

Liên hệ thực tiễn

Hiện nay công tác hội họp của các cơ quan nhà nước nói chung vẫn được tiến hành thường xuyên, phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc. Nhưng vẫn còn đó hàng loạt vấn đề chưa hợp lý, gây nhiều bức xúc trong dư luận cũng như cả những người trong cuộc họp.

+ Trước tiên, họp hành thì quá nhiều mà ngặt nỗi cuộc họp nào cũng “cần thiết” từ họp phụ nữ, họp đoàn thanh niên, họp cơ quan, họp phòng, họp với cấp dưới tới hộp thôn, tổ dân phố, nói chung là họp “chạy sô”. Họp nhiều quá có ngành phải cử thêm một “phó họp”. Có ông phó họp của một ngành than thở: “tôi là thành viên của mây chục Ban chỉ đạo, hết họp thành viên ban này, lại họp thành viên ban kia, chạy họp như đèn cù, không còn thời gian xử lý công việc chuyên môn”.

+ Thứ hai, “nói dài” trong các cuộc họp được xem là một vấn nạn. Có đại biểu, khi được mời phát biểu tại một cuộc họp cấp tỉnh, bàn về giải quyết vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, đã “ tràng giang đại hải” về chức năng, nhiệm vụ của ngành, sở, khó khăn về trang thiết bị, đội ngũ cán bộ công chức, cơ chế quản lý...

+ Tiếp nữa, bàn đế vấn đề văn hóa trong cuộc họp mới thấy được sự kém hiệu quả của các cuộc họp. “Giờ cao su”, ngủ gật khi họp, lướt web, đọc báo,đủ các hành vi khác nhau thay vì chăm chú lằng nghe và cho ý kiến.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP CƠ SỞ (Trang 28 - 31)