Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 51)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản chi.

- Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.1.4.1. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình chi NSNN tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm từ 2010 đến 2014.

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự .

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử du ̣ng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoa ̣t đô ̣ng quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giữa các năm , các thời kỳ, hoă ̣c cơ cấu của các loa ̣i chi ngân sách trong tổng số,...

2.1.4.2. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)