Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 109)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh

4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên

4.2.2.1. Giải pháp đối với quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Bắc Ninh là địa bàn có rất nhiều học sinh khá, giỏi, tuy nhiên rất nhiều tài năng được đào tạo và có tay nghề từ Bắc Ninh di cư đến các thành phố lớn hoặc nước ngoài làm cho lực lượng lao động của Bắc Ninh hiện tiếp tục chủ yếu là không có tay nghề hoặc chỉ là bán lành nghề, làm việc trong nông nghiệp và các ngành liên quan. Do đó không thể xem nhẹ vai trò của giáo dục và đào tạo nghề - nhân tố hỗ trợ quan trọng cho công cuộc phát triển KT-XH của Bắc Ninh trong những năm tới. Tỉnh cần phải tăng cường tăng chi cho giáo dục và đào tạo, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc tăng trưởng của tỉnh trong tương lai.

Đầu tiên, nâng cấp giáo dục phổ thông, tập trung vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

Thứ hai, tập trung nâng cấp giáo dục và đào tạo nghề

Thứ ba, nâng cấp giáo dục đại học trong tỉnh

Thứ năm, cần thực hiện mở rộng quyền tự chủ cho cấp quản lý cơ sở giáo dục được phép điều chỉnh tỉ lệ học sinh/giáo viên hay tỉ lệ giữa tiền lương/thu nhập ngoài lương cho thích hợp với nguồn lực từng địa bàn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và hiệu quả kinh tế.

Thứ sáu, thực hiện chi có chọn lọc cho giáo dục - đào tạo.

4.2.2.2. Giải pháp đối với quản lý chi sự nghiệp y tế

- Nâng cấp cơ sở hiện tại: Bắc Ninh sẽ nâng cấp tất cả các bệnh viện tuyến huyện, tập trung tăng số lượng giường bệnh 30% để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia (từ 19 giường/100 dân lên 25 giường/100 dân vào năm 2020), và nâng cấp thiết bị và cơ sở vật chất y tế. Tỉnh cũng sẽ lắp đặt hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viện lớn, với các trang thiết bị xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Nâng cao hiệu quả và năng suất trong tiếp cận khu vực nông thôn và cung cấp dịch vụ ở cấp phường xã: Tỉnh cần đảm bảo tất cả các trung tâm xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ngoài ra, các cơ sở y tế nhỏ cấp xã phường sẽ được hợp nhất để phát huy hiệu quả cao hơn. Số lượng bác sĩ ở cơ sở y tế xã phường cũng sẽ được cải thiện.

Tỉnh cần tập trung đầu tư vào mạng lưới tổng hợp các trạm xá lưu động vùng nông thôn và dịch vụ xe cứu thương (a) có trang thiết bị chăm sóc cơ bản tại các trạm xá lưu động, và giúp (b) đảm bảo người bệnh nhanh chóng đến được bênh viện gần nhất cấp xã phường, huyện thị hoặc tỉnh.

- Xây dựng cơ sở mới tập trung vào chăm sóc chuyên khoa và chăm sóc y tế cấp 3, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng dân số và kinh tế.

- Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là chăm sóc cấp 3 và chăm sóc chuyên khoa: Phần lớn đầu tư vào chăm sóc cấp 3 và chuyên khoa cần nguồn đầu tư khu vực tư nhân. Tỉnh sẽ vận động và khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Bắc Ninh cũng đồng thời tạo ưu đãi thích hợp để thu hút đầu tư như ưu đãi về đất đai và giảm thuế.

- Tăng số lượng cán bộ đủ trình độ: Mục tiêu chính của tỉnh trong công tác này là đạt 7,4 bác sỹ/10.000 dân vào năm 2015 và 8 bác sỹ/10.000 người vào năm 2020 - 90% số xã phường có bác sỹ. Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung thu hút nhân tài ngành y tế trong các lĩnh vực được xác định cho chăm sóc cấp 3 và chuyên khoa.

Để thúc đẩy việc tuyển dụng tài năng về trung và dài hạn, tỉnh cần thành lập một bộ phận tuyển dụng mới thuộc Sở Y tế để điều phối và thực hiện các hoạt động. Bắc Ninh cũng sẽ có ưu đãi để giải quyết ba vấn đề chính liên quan đến việc giữ chân và thu hút nhân tài:

* Thu nhập thấp và tương lai không hứa hẹn

 Tăng lương, thưởng, cùng các ưu đãi khác như nhà ở, hỗ trợ sinh hoạt khác, cho hưởng thêm ngày nghỉ;

 Nâng cao nhận thức của người dân về tương lai được cải thiện của tỉnh. * Môi trường phát triển chuyên môn nghèo nàn

 Có các chương trình đào tạo được tổ chức tốt để giúp cán bộ phát triển kỹ năng liên tục;

 Hợp tác với các trường đại học để đẩy mạnh các sáng kiến xây dựng năng lực cho cán bộ

* Khoảng cách xa đến các trường đại học đào tạo về y tế

 Thu hút giáo viên trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường cao đẳng của tỉnh với các ưu đãi giống như trên;

 Tài trợ cho các tài năng địa phương đi học cao hơn và các chương trình học từ xa.

4.2.2.3. Giải pháp đối với quản lý chi khoa học công nghệ và môi trường

Khoa học công nghệ sẽ là một công cụ then chốt giúp tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ sẽ là một điều kiện giúp Bắc Ninh thực hiện CNH - HĐH địa phương. Yếu tố chính của việc áp dụng khoa học, công nghệ trong nền kinh tế của Bắc Ninh bao gồm:

- Áp dụng các công nghệ có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng năng lực: lồng ghép khoa học, công nghệ vào giáo dục tại các cấp, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thành lập cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ.

Như vậy, Tăng quy mô chi ngân sách cho KH - CN, đây phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong chiến lược chi ngân sách giai đoạn 2015 - 2020 cần phấn đấu nâng dần chi KH-CN từ mức 1,5% - 2%/GDP hiện nay lên gấp đôi.

Mặc dù thuộc khu vực sẽ áp dụng chủ trương khoán chi, song với tầm quan trọng đặc biệt của lĩnh vực KH-CN nên NSNN vẫn phải đảm bảo 70%-75% tổng nhu cầu vốn chi cho KH-CN. Để thực hiện yêu cầu này ngân sách có thể dựa trên những nguồn chủ yếu như:

 Mức tăng thu của NSNN trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.

 Trên cơ sở cân đối lại các khoản chi tiêu.

Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách, chi sự nghiệp khoa học và công nghệ còn được thực hiện từ:

+ Nguồn tài chính tự tạo, do chính hoạt động của các viện nghiên cứu, viện khoa học, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ... tạo ra trên cơ sở các đơn đặt hàng từ các khách hàng có nhu cầu như doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dù nguồn thu này không lớn nhưng nó cho phép sự kết nối hiệu quả giữa phát triển KH-CN và phát triển kinh tế, giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, qua đó thúc đẩy quá trình ứng dụng KH-CN trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Nguồn động viên từ khu vực tư nhân.

+ Nguồn tín dụng ưu đãi khi thực hiện các chương trình KH-CN.

Để nâng cao hiệu quả chi KH-CN, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính xây dựng quy chế duyệt chi và quản lý các hoạt động KH-CN; thực hiện chính sách đãi ngộ tương xứng cho đội ngũ các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực KH - CN và cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực KH - CN.

Về môi trường: Bảo vệ môi trường sẽ là một ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Trong bối cảnh hiện nay, lĩnh vực then chốt chính sẽ là thực hiện một cách có hệ thống các kế hoạch đã được phác thảo trước đây về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Về vấn đề này, tỉnh cần:

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung cho kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các lĩnh vực đã được phác thảo trước đây trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm quản lý chất thải bền vững, quản lý nước và bảo vệ, tái sinh diện tích rừng và ven biển.

- Thực thi chương trình phổ biến thông tin và giáo dục theo kế hoạch để xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp về các tác động của việc biến đổi khí hậu.

4.2.2.4. Giải pháp đối với quản lý chi hành chính Nhà nước

- Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong chi quản lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp đồng bộ sau:

+ Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, qua đó sắp xếp lại theo hướng sáp nhập các cơ quan có cùng chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan - của đơn vị tập thể - của cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

+ Hợp lý hoá thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm rườm rà, phức tạp, quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tránh tư tưởng cố tình kéo dài, gây phiền hà cho công chúng.

+ Xác định số lượng biên chế cần thiết, bố trí nhân lực phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm của công chức nhà nước. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm như tham nhũng, cửa quyền góp phần thanh lọc đội ngũ quản lý.

+ Nghiên cứu triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hành chính trên cơ sở mô phỏng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, vào hệ thống quản lý hành chính. Đồng thời cần có mức khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, đơn vị nào đạt tiêu chuẩn quản lý đã đề ra.

- Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nước để áp dụng chủ trương khoán chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp.

+ Đối với khu vực có thu như thuế, hải quan, ngân hàng Nhà nước,… thì ngân sách sẽ chi hàng năm các khoản chi như lương đào tạo cán bộ, công chức… Còn lại đơn vị tự đảm bảo cân đối từ nguồn thu của mình, đơn vị có thể chủ động trả lương lớn hơn quy định theo chất lượng, hiệu quả công việc để khuyến khích người lao động.

+ Đối với khu vực không có thu như cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính UBND các cấp… sẽ được Nhà nước đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi, song cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giảm biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

4.2.2.5. Giải pháp đối với các loại chi sự nghiệp khác

- Giải pháp chung:

Đối với các loại chi sự nghiệp khác, để nâng cao hiệu quả đồng thời giảm bớt tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn tài chính của ngân sách cần tăng cường kiểm soát chi thường xuyên chặt chẽ hơn, góp phần đưa pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào cuộc sống.

- Nhóm giải pháp riêng:

+ Đối với chi sự nghiệp văn hoá - thể dục thể thao

Cùng với chủ trương khoán chi cho các cơ sở văn hoá - nghệ thuật - thể dục - thể thao cần thực hiện chính sách hỗ trợ thoả đáng cho những người làm công tác nghệ thuật; chính sách đãi ngộ đối với các vận động viên thể thao cũng như chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát hiện tài năng trẻ trên lĩnh vực văn hoá thể thao.

+ Đối với chi sự nghiệp kinh tế

Mặc dù hoạt động của các đơn vị dự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho hoạt động ở các ngành kinh tế, song Nhà nước có thể cho phép các đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện liên kết với thị trường nhằm tạo nguồn thu thông qua những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp hoặc từ cá nhân có yêu cầu về sản phẩm mới hoặc thiết kế, khảo sát, thăm dò phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khách hàng… qua đó, góp phần tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế.

Tóm lại, chi thường xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng song nó lại có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường với quá trình cải cách bộ máy quản lý hành chính sao cho ngày càng phù hợp với đổi mới của nền kinh tế. Vấn đè khoán chi hành chính đối với những đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phương thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ tài chính cho các đơn vị này, bước đầu có sự phân định rõ chế độ quản lý hành chính Nhà nước. Mặt khác, việc mở rộng từng bước thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính Nhà nước đã bước đầu có những kết quả nhất định như tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Mặc dù còn những tồn tại nhất định, tuy nhiên cơ chế quản lý và sử dụng các khoản trong chi thường xuyên của ngân sách đã có những thay đổi tích cực, đáp ứng ngày càng cao cho việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề còn lại là cần thực hiện một cách đồng bộ tích cực các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi thường xuyên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)