2.1.2 .Tiềm năng phát triển du lịch
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng.Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và kiến trúc nghệ thuật là những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa.
Quảng Ninh là nơi có truyền thống đấu tranh yêu nước. Trong quá trình phát triển của lịch sử từ ngàn đời nay, nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng và kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Đây là tài sản vô giá không những của riêng Quảng Ninh mà là còn của cả nước, của cả dân tộc Việt Nam. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở đây có giá trị lớn không những về mặt lịch sử mà còn là những khu danh thắng nổi tiếng có ý nghĩa phục vụ phát triển du lịch (Bãi cọc Bạch Đằng...). Nhiều di tích trong số đó đã được xếp hạng là những di tích cấp quốc gia. Tính đến năm 2004, trên địa bàn tỉnh đã có 53 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích khác được xếp hạng cấp địa phương.
Nhóm di tích lịch sử văn hóa: Đây là nhóm di tích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác phục vụ du lịch. Trong số đó có những di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Tiêu biểu là quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (đã từng là thủ đô tâm linh của Đại Việt); đền Cửa Ông; bãi cọc Bạch Đằng; quần thể đình miếu như chùa Quan Lạn, miếu Tiên Công, chùa Bắc Mã v.v... Đặc biệt nhất là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hàng chục hang động, trong đó nhiều hang có chứa dấu vết văn hóa Việt cổ, đặc sắc nhất là khu di tích danh thắng Núi Bài Thơ với bài thơ bất hủ của Lê Thánh Tông (1468) khắc trên vách núi.
Nhóm di tích cách mạng: Là vùng đất giàu lòng yêu nước, nơi đã sinh ra nhiều tiền bối anh hùng của dân tộc. Nhiều vùng đất đã nổi danh trong cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc như thôn Bắc Mã, xã Bình Dương, huyện Đông Triều - nơi thành lập đội quân cách mạng của Đệ tứ chiến khu Trần
Hưng Đạo ngày 8/6/1945; mỏ than Mạo Khê - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Mỏ. Khi nói đến Quảng Ninh là nhớ đến Núi Bài Thơ với ngọn cờ đỏ sao vàng, tượng trưng cho khí phách đấu tranh cách mạng quật cường của nhân dân đất Mỏ
Các lễ hội truyền thống: Cũng như bao miền quê khác của Việt Nam, Quảng Ninh cũng là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc trong năm. Ngoài những lễ hội chung của cả nước, còn có những lễ hội mang đậm nét của vùng duyên hải Đông Bắc nước ta. Những lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh thư- ờng gắn với các sự kiện lịch sử hoặc các hoạt động văn hóa dân gian, gắn với cuộc sống tín ngưỡng của người dân.
Những lễ hội dân gian tiêu biểu bao gồm: hội ó Pò của dân tộc Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu; hội hát giao duyên, hát đối của đồng bào các dân tộc thiểu số mỗi dịp xuân về; hội Chèo cạn; tục hát cưới ở Hoành Bồ... Nét đặc sắc của tục hát cưới Hoành Bồ là họ nhà trai phải hát đối với họ nhà gái cho đến khi được chấp nhận thì mới được đón dâu, nếu thua thì phải về chuẩn bị lại.
Một số lễ hội lễ hội khác ở Quảng Ninh vừa mang tính du xuân vừa mang tính tín ngưỡng như hội chùa Yên Tử, hội đền Cửa Ông, hội Tiên Công, hội Chùa Quỳnh Lâm... Trong các lễ hội lịch sử phải kể đến lễ hội làng Quan Lạn, là nơi thờ phó tướng Trần Khánh Dư, vị tướng hải quân kiệt xuất của thời Trần. Hiện nay Sở Văn hóa Thể thao và du lịch đã tiến hành phục dựng một số lễ hội của đồng bào dân tộc ít người và đạt được nhiều kết quả khả quan. Khu vực Vịnh Hạ Long Sở tiến hành phục dựng lại những phong tục tập quán đặc sắc của ngư dân vạn chài như: hát đối, lễ cưới hỏi, cách đánh bắt thủy hải sản truyền thống, rất được du khách ưa thích.
Nghề thủ công truyền thống: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm sứ ở thị trấn Đồng Triều, Mạo Khê; nghề đánh bắt hải sản (câu mực, câu cá song, đánh cá đền, đào sái sùng, cào ngán...); nghề chế tác mỹ nghệ từ than đá...Ngoài ra trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh còn có
các nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre... Những nghề này nếu được đầu tư khai thác thì có thể hấp dẫn khách du lịch rất lớn, cung cấp nhiều sản phẩm lưu niệm cho du khách.
Văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người như Dao, Tày, Sán Dìu,
Hoa (chiếm khoảng 10% dân số) tập trung nhiều ở các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái, Vân Đồn; các đặc sản như rượu ngán Hạ Long, rượu nếp ngâm Hoành Bồ, nem chua, canh hà Quảng Yên, Cà Sáy Tiên Yên, sá sùng rang, chả mực... có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
2.1.2.3. Chính sách phát triển du lịch Quảng Ninh.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung của kinh tế xã hội Quảng Ninh,vấn đề phát triển du lịch đã được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đại biểu các khoá 9, 10 và 11, 12, 13 và được cụ thể hoá trong văn kiện nghị quyết của các Đại hội này. Du lịch Quảng Ninh giai đoạn này có những bước phát triển đầu tiên. Năm 1994 du lịch Quảng Ninh đón nhận một sự kiện vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành đó là việc Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn này còn chưa tương xứng với tiềm năng còn mang tính đơn lẻ chưa tạo được mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế - xã hội khác. Nhận thức được thực trạng này Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ 11 đã giành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề phát triển du lịch, đây cũng là Đại hội đánh dấu bước chuyển về nhận thức đối với sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn mới. Bước đầu tiên du lịch được nhiều nhận thức như một ngành kinh tế mũi nhọn là động lực chính của kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể hoá nhận thức này tỉnh uỷ Quảng Ninh lần đầu tiên đưa ra chỉ đạo cụ thể phương hướng của ngành đó là nghị quyết số 08 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010.
Nghị quyết gồm có 3 phần, phần một là những đánh giá về tình hình về hoạt động du lịch giai đoạn 1991 – 2000, trong đó chỉ ra những thành tựu mà du lịch Quảng Ninh đạt được. Cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh, những năm qua du lịch Quảng Ninh có những tiến bộ đáng kể, nhận thức của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân về du lịch đã có những chuyển biến rõ rệt hạ tầng du lịch ở những khu vực trọng điểm được đầu tư, tạo cơ sở vật chất quan trọng cho ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn. Nghị quyết chỉ ra nhiều thành tựu cụ thể mà ngành du lịch đạt được trong giai đoạn 1991 – 2000, cơ sở vật chất kỹ thuật công tác quảng bá xúc tiến nhân lực. Đồng thời nghị quyết cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại yếu kém của ngành. Hoạt động du lịch còn nhiều mặt yếu kém, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng còn thấp. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu đồng bộ, cơ sở lưu trú còn ít, chất lượng chưa cao. Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều thiếu sót, chưa có định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển lâu dài. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp cụ của ngành chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Sự phát triển hợp giữa các ngành chưa đồng bộ, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch thấp, môi trường du lịch chưa thực sự tốt, công tác quảng bá xúc tiến du lịch còn ở mức độ thấp và ít hiệu quả chưa có chiến lược khai thác tiếp thị đối với thị trường du lịch quốc tế. Trên cơ sở nhận định những hạn chế nêu trên, nghị quyết đưa ra quan điểm mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2010. Về quan điểm phát triển nghị quyết yêu cầu ngành phát huy tận dụng mọi ưu thế phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn sự nghiệp phát triển ngành du lịch là sự nghiệp chung của các cấp các ngành, tổ chức xã hội và toàn thể nhân đân trong tỉnh, phát triển du lịch phải gắn liên với bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Về mục tiêu đến năm 2010 đón 6 triệu khách, doanh thu du lịch chiếm 14% GDP cả tỉnh. Nghị quyết đưa ra
những gợi ý về giải pháp phát triển, trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế chính sách, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đồng thời phát huy sức sáng tạo của các thành phần kinh tế.
Thực hiện nghị quyết số 08, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp nghiên cứu và quy hoạch phát triển cho ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt. Đây là quy hoạch chi tiết đầu tiên cho du lịch Quảng Ninh. Trong đó đánh giá một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Quảng Ninh, thực trạng phát triển du lịch trong giai đoạn 1991 – 2000, chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại. Quy hoạch đã đưa ra các nhận định về sự phát triển của bối cảnh trong nước và quôc tế, phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh đối với sự phát triển của ngành, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng cụ thể về phát triển thị trường khách, định hướng phát triển sản phẩm, định hướng phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực. Theo quy hoạch giai đoạn 200 – 2010, Quảng Ninh sẽ có 4 trung tâm du lịch chính là: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Uông Bí. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và hướng phát triển của từng khách du lịch. Cuối cùng là đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả quy hoạch này.
Tháng 3 năm 2005 tỉnh uỷ còn đưa ra nghị quyết số 21 về việc “đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Trong đó có phần đề cập đến sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh. Nghị quyết số 21 cũng sơ bộ đánh giá kết quả hoạt động của ngành du lịch sau năm thực hiện nghị quyết số 08. Cũng trong nghị quyết này mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh được nâng lên thành một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, phấn đấu xây dựng du lịch Quảng Ninh trở thành thương hiệu mạnh trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2015.
Năm 2010, Quảng Ninh tiến hành Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ 13. Đại hội cũng giành thời gian cho vấn đề phát triển du lịch, sự quan tâm của Đại
hội được cụ thể hoá trong nghị quyết: “Đẩy mạnh hơn nữa đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến du lịch Uông Bí, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái. Nâng cao chất lượng hiệu quả du lịch Vịnh Hạ Long, phát triển du lịch về phá Hòn Gai, hình thành các khu du lịch sinh thái biển cao cấp, du lịch văn hoá đa dạng hoá sản phẩm du lịch gắn với Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, khu di tích Yên Tử, khu di tích lịch sử Bạch Đằng. Phấn đấu năm 2015 đón 6,9 triệu lượt khách du lịch trong đó 3,3 triệu lượt khách quốc tế. Nghị quyết của Đại hội cũng yêu cầu UBND tỉnh, sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương hoàn thành đề án quy hoạch du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030”. Ngoài ra chính quyền Tỉnh còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các công tác cụ thể có liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch như: Nghị quyết số 09 về “ Công tác, quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2005”. Quyết định số4117/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Tỉnh về “ Công tác quản lí tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long”. Các quy chế đánh giá hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch…v.v.
Du lịch đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo rất lớn từ phía chính quyền và Đảng bộ tỉnh, điều đó thể hiện qua hàng loạt văn bản chính sách phương hướng phát triển. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phát triển bền vững thì chưa có một văn bản chính sách nào cụ thể hoá vấn đề phát triển bền vững cho du lịch Quảng Ninh mà chỉ được đề cập đến một cách chung chung qua các khái niệm như: bảo vệ môi trường và du lịch sinh thái v.v… điều đó chưa đủ so với yêu cầu thực tế đặt ra. Hy vọng trong đề án phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 “Những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững sẽ được đề cập một cách cụ thể và sâu sắc hơn”.
2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Quảng Ninh.2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch. 2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lí nhà nước, có trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Sau khi sát nhập vào năm 2007, công tác quản lí nhà nước dần đi vào ổn định, bộ máy tổ chức được kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực quản lí theo cơ cấu ngành dọc và theo cơ cấu lãnh thổ. Sở đã tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ cho phù hợp với tình hình mới. Xây dựng các phương án phối hợp với các ban ngành chức năng để triển khai các hoạt động du lịch, tôn tạo và bảo tài nguyên và môi trường du lịch, thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, chấn chỉnh và xử lí các vi phạm, tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh và Trung ương ban hành các các quy định phù hợp với tình hình quản lí và phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh. Công tác quản lí nhà nước còn được thể hiện thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác với Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch còn tồn tại một số hạn chế: thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong quản lí các hoạt động du lịch, thiếu cán bộ chuyên trách. Việc quản lí quy hoạch, môi trường du lịch chưa chủ động và kịp thời, công tác đào tạo cán bộ còn chậm. Trong thời gian tới Tỉnh cần phải có những giải pháp triệt để khắc phục những hạn chế này, nhằm tạo động lực phát triển vững chắc, hội nhập với sự phát triển chung của du lịch trong nước và quốc tế.
Với chủ trương xã hội hóa, hoạt động kinh doanh du lịch đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh.Trong đó đóng vai trò chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên giai đoạn gần đây ngành du lịch cũng đã gi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân, trong tương lai không xa chắc chắn đây sẽ là lực lượng chủ đạo đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh.
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch