Bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long và các tài nguyên du lịch khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch theo hướng bền vững ở quảng ninh (Trang 86 - 87)

2.1.2 .Tiềm năng phát triển du lịch

3.3. Giải pháp phát triển du lịch QuảngNinh theo hướng bền vững

3.3.3.2. Bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long và các tài nguyên du lịch khác

Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là hai thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Ninh. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai. Chính vì vậy, việc khai thác cần phải tiến hành song song với công tác bảo tồn, nghiên cứu, bảo vệ cảnh quan môi trường. Cần thực hiện nghiêm ngặt công văn số 142/2002/QĐ-TTg về công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long là khu vực nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là nơi tập trung của nhiều ngành kinh té quan trọng như cảng biển, công nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng. Vì vậy, cần có những chính sách và quy chế đặc biệt để bảo vệ tài nguyên và môi trường của khu vực phát triển cảng Cái Lân và cảng chuyên dùng cho than, dầu, xi măng… phải được tính toán về quy mô và công nghệ phù hợp trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ ở dải ven biển Hạ Long – Bãi Cháy cũng như toàn khu vực. Cần phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Vịnh Hạ Long, vì hai loại hình này chủ yéu dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa. Có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.

Với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, khẩn trương xây dựng bảo tàng sinh thái Hạ Long, phát triển các phương tiện vận chuyển khách trên biển không gây tiếng ồn, hình thức hài hoà với cảnh quan, ưu tiên phát triển các loại thuyền rồng, thuyền buồm để hoà nhập và tôn vinh các sắc thái đặc trưng cho Vịnh Hạ Long. Các phương tiện vận chuyển cần được quản lý chất thải, vị trí neo đậu để không gây tác động xấu đến môi trường cảnh quan. Đối với hoạt động tổ chức tham quan huy odọng cần hạn chế tối đa sự can thiệp của con người. Các công trình như bến cập tàu, đường đi, lan can, ánh sáng nhân tạo cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng đưa ra các giải pháp tinh tế sao cho hài hoà với chất liệu hình thái tự nhiên. Hệ thống bến cập tàu, thuyền cần xây dựng ở quy mô nhỏ, nằm phân tán trong các hang đảo, khống

chế số lượng tàu thuyền ra vào sao cho không quá đông. Các công trình dịch vụ tiện nghi du lịch cần phải được thiết kế hài hoà, công trình phải ẩn mình trong thiên nhiên, vị trí đặt ở nơi kín đáo, dùng vật liệu đá và giả đá. Lối đi lên hang và lối đi trong hang cần sử dụng các vật liệu tự nhiên, kích thước không được quá lớn, hệ thống đèn chiếu sáng phải mang tính nghệ thuật cao. Nghiên cứu việc chuyên chở bằng tàu xuồng cao tốc trong khu vực Vịnh, cấm các hoạt động bốc dỡ than theo khuyến cáo của UNESCO. Vận động nhân dân đặc biệt là các làng chài tham gia giữ gìn vật sinh môi trường.

Khẩn trương đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về giá trị của các hệ sinh thái, giá trị văn hoá lịch sử của Vịnh Hạ Long, đề nghị UNESCO công nhận lần thứ 3.

Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức ép hấp dẫn du lịch. Bảo tồn tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch theo hướng bền vững ở quảng ninh (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)