Khối lượng RTSH của hộ theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77 - 82)

Bảng 4 .4 Thông tin chung các hộ điều tra

Bảng 4.6 Khối lượng RTSH của hộ theo ngành nghề

Thôn ĐVT Nông nghiệp Phi nông nghiệp Về hưu Chung Đông Quang Kg/ngày 44 29 2 34,48

Đông Sơn Kg/ngày 28,5 27 14 32,18

Đông Thành

Kg/ngày 29 39,5 4,5 33,33

chung 9.43 46.67 43.91 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)

Lượng RTSH thải ra trên một ngày thực tế cũng không cố định, RTSH có ngày thì ít, có ngày thì nhiều, nó còn tùy thuộc vào những sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày. Những hộ gia đình có ngành nghề khác nhau hay nguồn thu nhập khác nhau thì lượng RTSH cũng khác nhau.

Với các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp thì khối lượng RTSH hàng ngày có xu hướng ít hơn, cụ thể là bình quân một lượng RTSH mà mỗi hộ thải ra là 29-44 kg/ngày. Lượng rác thải này không chỉ thải ra từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày, mà còn từ cả hoạt động chăn nuôi như thức ăn thừa của vật nuôi. Đây là một trong phần nhỏ rác thải sinh hoạt có thể sử dụng làm phân hữu cơ hoặc làm thức ăn cho một số hoạt động chăn nuôi khác.

Đối với những hộ có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động buôn bán, sxkd, các hoạt động thương mại, hoạt động phi nông nghiệp khác bình quân 1 ngày lượng RTSH mà mỗi hộ này thải ra là 29 – 39,5kg/ngày. Lượng rác thải này chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh và một phần nhỏ từ sinh hoạt hằng ngày.

Đối với những hộ là các bác cao tuổi đã về hưu thì khối lượng RTSH mỗi ngày thải ra là 2 – 14 kg/ngày. Những hộ này đều là các ông bà, các bác có tuổi. Tuy nhiên, do thời gian rảnh rỗi càng nhiều họ tạo ra một số hoạt động sản xuất như nuôi các loại thú cảnh, chim chóc hay là sản xuất ngay tại nhà nên việc thải ra môi trường là điều tất yếu.

Ở đây có sự chênh lệch về khối lượng RTSH thải ra môi trường của các hộ gia đình có thu nhập khác nhau là do có những điểm khác biệt nhau giữa các hộ này. Có thể thấy những hộ gia đình có lượng RTSH thải ra nhiều nhất là các hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hay khả năng tài chính của hộ tốt nên nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa, sản phẩm cũng nhiều hơn.

4.2 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phượng

4.2.1. Kế hoạch tổ chức quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Nga Phượng Nga Phượng

Xã Nga Phượng bắt đầu có dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt từ năm 2008. Dịch vụ này ban đầu là do một tổ vệ sinh môi trường đảm nhiệm nhưng trong quá

trình thu gom cũng như được sự góp ý và chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Nga Sơn thì ngày 17/6/2008 đã quyết định thành lập Công ty TNHH vệ sinh môi trường Nga Sơn là đơn vị trực tiếp quản lý vấn đề này.

Bên cạnh đó các xã có một tổ vệ sinh môi trường gồm 3 người nhưng người này đảm nhiệm việc đốc thúc tập kết rác, tuyên truyền trên phương tiện truyền thông cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ cũng như người dân trên địa bàn toàn xã. Để thu gom RTSH gặp nhiều khó khăn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, HTX đã hình thành nên bộ máy quản lý RTSH như sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1 :Sơ đồ bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt xã Nga Phượng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)

Công ty TNHH vệ sinh môi trường

UBND xã

Tổ VSMT

Cơ quan hành chính Hộ gia đình Cơ sở SXKD

Công ty môi trường: Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hoạt động của tổ VSMT. Chịu trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hoạt động thu gom xử lý rác thải, nắm bắt kịp thời các vấn đề về môi trường trong đó có thu gom xử lý rác thải và báo cáo lên Công ty để kịp thời chỉ đạo xử lý, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

UBND xã: Phổ biến, tuyên truyền, vận động, phân công, giám sát trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn đồng thời đây cũng là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập các tổ vệ s inh trên địa bàn thôn. UUBND cũng là đơn vị trực tiếp phối hợp với Công ty TNHH vệ sinh môi trường thường xuyên triển khai, lên kế hoạch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định đổ rác thải không đúng nơi quy định.

Tổ vệ sinh môi trường: thu gom, vận chuyển RTSH từ nguồn phát sinh rác đến khu xử lý rác thải theo quy định và địa điểm đã quy hoạch đúng thời gian. Bảo quản phương tiện và dụng cụ xử lý rác thải theo sự phân công của đơn vị quản lý.

Hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh: có trách nhiệm nộp phí vệ sinh môi trường đầy đủ và đúng hạn theo mức quy định của chính quyền xã đã thống nhất, đồng thời có trách nhiệm trong việc thu gom RTSH đúng nơi quy định hợp vệ sinh môi trường.

Nhìn chung thì công tác quản lý RTSH của xã Nga Phượng hiện này đã có sự quan tâm về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nhưng đội ngũ cán bộ về lĩnh vực môi trường của xã thì còn thiếu, người trong tổ VSMT còn hạn chế, số lượng chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ.

Tại xã vấn đề RTSH đang là vấn đề nóng được sự quan tâm của chính quyền và người dân nhưng hiện nay xã chỉ có rất ít cán bộ môi trường, mặt khác

cán bộ không có chuyên môn sâu về lĩnh vực môi trường, trong thời gian tới cần đào tạo thêm cán bộ chuyên về môi trường để công tác quản lý RTSH của xã đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, trên thực tế. Đối tượng có trách nhiệm chính trong công tác quản lí RTSH tại xã không phải là UBND xã, mà lại là tổ VSMT và cty môi trường.

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc diểm về địa hình, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm về dân cư, xã Nga Phượng đã xây dựng các quy chế quản lý rác thải sinh hoạt như sau:

Thời gian xả rác thải sinh hoạt: Trước 7h sáng, hộ gia đình sẽ mang rác ra khu vực tập kết rác theo quy định và thứ 3 và thứ 5 hàng tuần trước 7h sáng. 7h nhân viên VSMT sẽ đến thu gom. Mỗi thôn sẽ có thời gian cụ thể khác nhau. (Nguồn: Nhân viên tổ VSMT huyện Nga Sơn, 2020). Bên cạnh đó, rác thải phải được đựng vào các thùng chuyên dụng hoặc có thể tận dụng những vật dụng có sẵn trong gia đình như xô, xọt đựng rác, thùng xốp, bao tải, bao nilon,… để làm vật chứa rác. (Nguồn: Nhân viên tổ VSMT huyện Nga Sơn, 2020). Khi đó, đội ngũ thu gom rác: Có 3 nhân viên vệ sinh môi trường trên toàn huyện, từ năm 2008 đã tự nguyện tham gia tổ VSMT của huyện sẽ đến thu gom theo lịch đã quy định sẵn vào hàng tuần. (Nguồn: Nhân viên tổ VSMT huyện Nga Sơn, 2020). Khi mà sử dụng dịch vụ thì mức chi phí mà người dân phải trả cho dịch vụ thu g09om này dao động tại địa phương đang là 20.000đ/khẩu. Dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 25.000đ/hộ. Phí này sẽ do HTX thu và chi trả cho hoạt động VSMT ở địa phương. (Nguồn: Nhân viên tổ VSMT xã Nga Phượng, 2020).

Để đẩy mạnh chương trình bảo vệ môi trường cũng như thí quen cho người dân cùng với đó là cải thiện công tác quản lý của cán bộ địa phương cũng như người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý thì cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận

động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, thân thiện với môi trường. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, lồng ghép các nôi dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của xã. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giám sát việc thực hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt. Cán bộ chức trách cần quan tâm giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tiếp tục đôn

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)