Mức độ Đông Quang Đông Sơn Đông Thành Chung (%)
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Hài lòng 11 18.33 16 26.67 18 30 75 Không hài lòng 9 15 4 6.67 2 3.33 25 chung 33.33 33.33 33.33 100
( nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2020)
Ngoài ra, các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác thu gom, vận chuyển RTSH . Góp phần từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của người dân, tạo sự quan tâm, chú ý của cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường nơi sinh sống. Tuyên truyền chủ
trương, chỉ đạo củ Huyện ủy, UBND ã về bao vệ môi trường tổ chức các nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường, giải quyết một số tồn tại về ô nhiễm môi trường. Phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tich cực, chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của đảng, pháp luận của nhà nước. Chịu trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về đảm về đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo như phỏng vấn một số người dân cho rằng từ năm 2017-2018 UBND tổ chức hoạt động tuyên truyền khá tốt. Mở khoảng 15 lớp tâp huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân. So với những năm trước đó có những cải thiện rõ rệt,số tài liệu phát ra để có thể truyền tải thông tin đến người thân hoặc những hộ không có người tham gia tập huấn không nhừng tăng lên
Hộp 4.2: Hiểu biết của người dân về vai rò của quản lý rác thải
Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa như hiện nay thì vấn đề thông tin truyền thông tin truyền thông ngày càng quan trọng như: Tivi, báo đài, internet,... về vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường, liên quan đến RTSH hiện nay cũng được phổ biến thường xuyên và liên tục hơn giúp dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt thông tin liên quan một cách hiệu quả. Tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin liên quan về rác thải khải sát có phần lớn người dân nhận được thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Người dân hiểu rõ hơn về vấn đề quản lý rác thải từ đó người dân tích cực tham gia các lớp tuyên truyền hơn. So với những năm trước đây thì tình hình cũng như kế hoạch hoạt động tuyên truyền quản lý RTSH chuyển biến rõ rệt.
Hộp 4.3: Nguồn thông tin về quản lý RTSH của người dân tiếp cận
Như vậy, tiếp cận thông tin của người dân phải thông qua nhiều nguồn khác nhau nên việc truyền đạt thông tin có thể tiếp cận dễ dàng, thường xuyên và tác động hiệu quả nhất đến mọi người là rất cần thiết. Vì vậy, cần xác định đâu là kệnh truyền hông tin hiệu quả nhằm có biện pháp tăng cường đầu tư và tuyên truyền.
4.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Nga Phượng bàn xã Nga Phượng
Toàn huyện chỉ có 3 nhân viên VSMT, số lượng nhân viên vô cùng ít như vậy nên công tác thu gom phải được chia ra các giai đoạn và theo lịch trình, tiến độ cố định. Thường thì 3 nhân viên VSMT sẽ đi cùng nhau và cùng làm việc. 1 nhân viên sẽ lái xe chở rác, 1 nhân viên ở trên thùng xe để xếp các bao tải rác gọn gàng trên thùng xe, 1 nhân viên đi bộ phía sau xe để lấy các bao tải rác từ các hộ gia đình, dùng xẻng và chổi để dọn dẹp phần rác vương vãi trong quá trình thu gom.
Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:
Qua phỏng vấn, người dân cho rằng do đặc thù là vùng nông hông nên thông tin chủ yếu người dân nhận dược từ loa phát thanh xã và hông tin truyền miệng là chủ yếu. Ngoài ra, một phần thông tin nhỏ tiếp cận từ tivi qua các kệnh thời sự vào cuối ngày.
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn xã Nga Phượng
(Nguồn: Nhân viên VSMT, 2020)
Thực tế việc thu gom rác thải trên địa bàn xã được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Rác thải sinh hoạt công nhân thu gom lại trên các xe chở rác. Giai đoạn 2: Sau khi đã thu gom rác thải, xe chở rác chở thẳng ra điểm tập kết rác bao gồm bãi rác phía Bắc (tại xã Nga Giáp) và bãi rác phía Nam (xã Nga Văn, Nga Phượng).
Giai đoạn 3: Công nghệ lò đốt tại các bãi rác, đồng thời có phương án xử lý, kiểm soát chặt chẽ nước thải, khí thải phát sinh có thể gây ô nhiễm môi trường và tiến hành xử lý tại chỗ đối với các loại rác thải có khả năng dễ xử lý. Với 2 lò đốt này, khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được xử lý. Tuy vậy, công tác trên mới được thực hiện ở mức độ tạm “chấp nhận được”.
Cán bộ môi trường sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho tổ VSMT. Còn lịch trình cụ thể thì tổ VSMT phải tự lên kế hoạch rồi báo cáo kế hoạch cụ thể chi tiết với cán bộ môi trường. Từ lịch trình đó, cán bộ môi trường sẽ phổ biến đến các
Rác thải từ các
nguồn Vận chuyển Thu gom
Bãi rác Xử lý chôn lấp và sử
trưởng thôn, rồi trưởng thôn sẽ phổ biến lại với người dân trong thôn. Do số lượng nhân viên của tổ VSMT quá ít, chỉ có 3 người và đều là người trung tuổi nên để đảm bảo việc thu gom rác được thực hiện dễ dàng, hiệu quả nhất, thì người dân phải phối hợp chặt chẽ với nhân viên VSMT.
Thực tế tại địa phương, việc thu gom rác thải bước đầu đã đạt được những kết quả nổi bật. Nhưng trong quá trình thực hiện cần căn cứ vào tính chất, ngành nghề của người dân trên địa bàn toàn xã để tiến hành thu gom rác thải đạt hiệu quả bảo đảm gọn sạch và không ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động, và công việc của người dân. Do vậy, công ty môi trường, các tổ quản lý phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và lịch thu gom rác thải. Cụ thể theo như điều tra thì các công nhân vệ sinh môi trường sẽ thu gom rác 1 tuần 2 lần từ các hộ dân. Việc thu gom này được các hộ nông dân chủ động phối hợp với nhân viên VSMT tại xã thực hiện. Nhìn chung công tác này thực hiện khá đều đặn hàng tuần và ý thức một bộ phận người dân thực hiện rất nghiêm ngặt.