PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Giải pháp tăng cường quản lý RTSH trên địa bàn xã Nga Phượng, huyện
4.4.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển
nhân lực
Để nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân, cộng đồng.
Vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh có thể nói là khá mới với người dân trong địa bàn. Người dân chưa có nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế, chưa
quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống trong lành, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu từ xa xưa, tập thói quen theo nếp sống văn minh. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho người dân nâng cao nhận thức về môi trường quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại. Cách thức tuyên truyền thì có rất nhiều cách tuyên truyền khác nhau nhưng đối với người dân thì cần sử dụng những cách thức đơn giản mà đạt hiệu quả cao. Có thể đưa ra các quy định như không đổ rác bừa bãi, không họp chợ bừa bãi;,tuyên truyền qua các buổi họp tổ, họp đoàn của xóm hay thôn, tuyên truyền qua loa đài vào các bản tin hàng ngày của thôn, xã thường vào 5h30 sáng và 18h chiều trong ngày.
Tổ chức các chiến dịch VSMT( quét dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm,...), tổ chức giải quyết chanh chấp về môi trường thông qu các buổi họp thôn xóm, đẩy mạnh phong trào giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp. Mặc khác, vận động người dân đóng góp chi phí thu gom theo đúng quy định địa phương.
Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý RTSH cho cán bộ và nhân dân tại khu vực. Chủ động phòng chống dịch covid đi đôi với bảo vệ môi trường. Với rác thải có thể tự phân hủy thì các gia đình cần có những biện pháp hiệu quả để tái sử dụng phù hợp.
Khi xây dựng chính sách quản lý rác thải cần xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi ép buộc sang khuyến khích. Bên cạnh đó, càn có sự thay đổi trong mức phí và có thể thay đổi các hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp với nhau để bù đắp chi phí. Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đảm bao cảnh quan, môi trường như: Đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định,
không vứt rác, chất phế thải, xác gia súc, ra đường, nơi công cộng, đăng ký thực hiện đầy đủ lệ phí VSMT.
Tăng cường tổ chức định kỳ 6 tháng một lần các hội thảo về quản lý rác thải sinh hoạt, để tạo điều kiện trao đổi chuyên môn liên ngành và giữa các cấp. Cán bộ môi trường cần phối hợp với các ban ngành và trưởng các thôn xóm nhằm nắm bắt thông tin kịp thời và hướng giải quyết những khó khăn đang gặp phải trong vấn đề bảo vệ môi trường của xã. Mời các chuyên gia trong lĩnh vực Tài Nguyên Môi Trường về trao đổi chuyên môn, kỹ thuật trong công tác quản lý để cán bộ xã có thể học hỏi thêm kinh nghiệm.
Đội ngũ nhân viên VSMT có vai trò cũng không hề nhỏ trong quản lý RTSH. Hiện nay đội ngũ VSMT ở xã Nga Phượng quá ít, chỉ có 3 người, họ hầu hết là những người trung tuổi, cũng chưa được đào tạo gì về kỹ thuật trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, điều này ảnh hưởng tới công tác quan lý rác thải tại địa phương. Để công tác quản lý RTSH ở địa phương tốt hơn thì chính quyền địa phương kết hợp với phòng Tài Nguyên Môi trường của huyện đưa ra các chương trình chính sách như:
Tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ công nhân VSMT về kỹ thuật thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý đúng quy trình, cách bảo hộ khi lao động, để vừa đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và tăng năng suất lao động. Từng bước nâng cao trách nhiệm của công nhân VSMT trong công việc của mình. Đề ra những chính sách đãi ngộ về tài chính đối với các công nhân VSMT khi họ làm việc tốt có kết quả cao, bên cạnh đó là các chính sách đãi ngộ khác như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay gây quỹ khuyến học cho con em công nhân VSMT thuộc diện gia đình chính sách.
Hiện tại các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn xã chưa đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, xe chở chuyên dụng trên toàn xã mới chỉ có 01 chiếc, dụng cụ lao động còn thô sơ, đồ bảo hộ cho công nhân chưa đảm bảo sức khỏe. Để tránh tình trạng trên ban quản lý xã cần xin cấp thêm vốn để đầu tư bổ sung thêm các trang thiết bị như: số lượng xe chở rác chuyên dụng 02 cái để phục vụ nhu cầu vận chuyển rác trên địa bàn xã tốt hơn, tránh tình trạng tồn đọng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Thay thế đồ bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn để bảo vệ sức khỏe cho những người công nhân tổ VSMT. Xây dựng thêm một số điểm tập kết rác thải cố định, đặt các thùng đựng rác công cộng tại nơi tập chung nhiều dân cư.
phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý khi chưa được phân loại, các loại RTSH được thu gom chung lại với nhau rồi đưa đến bãi tập kết sau đó công nhân tổ VSMT sẽ phân loại, nhưng do số lượng rác quá nhiều mà lượng công nhân ít nên họ cũng không thể phân loại hết mà cho vào xử lý luôn. Đứng trước tình trạng như trên để góp phần giảm thiểu gánh nặng về công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã, nhằm hoàn thiện quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH thì chính quyền địa phương xã cần đẩy mạnh công tác thống nhất giữa các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương giảm thiểu sự chồng chéo trong việc quản lý. Ban hành các quy định về việc xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn xã. Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các thôn xóm, cụm dân cư, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa nhân dân và chính quyền địa phương trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Tăng cường, thường xuyên kiểm tra, giám sát về nhân lực và trang thiết bị phục vụ thu gom đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực và trang thiết bị cho công tác thu
gom, quan tâm đến lượng rác thải để bố trí đầy đủ xe chuyên dụng nhằm vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt tại những điểm tập kết rác thải. Tăng thêm các lợi ích hỗ trợ cho công nhân VSMT để khích lệ và thúc đẩy ý thức trách nhiệm trong công việc, để họ có thêm phần nào gắn bó với công việc. Ngoài ra cần làm tốt công tác phối hợp cùng với công nhân VSMT các thôn và tổ trưởng tổ thu gom trong việc quản lý rác thải sinh hoạt để công tác thu gom, xử lý RTSH diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. Cần quy hoạch nơi để xử lý rác sao cho an toàn nhất tránh xa nơi ở, nơi làm việc của người dân trong xã để người dân có thể yên tâm làm việc, làm giảm độ lo lắng về sự độc hại của rác thải.
Bên cạnh đó, lựng lượng nòng cốt làm vệ sinh môi trường cũng cần thực
hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH một các đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa. Không chỉ thế phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lý xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân.