Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội 001 (Trang 47 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 Phƣơng pháp phân tích

2.5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp có kế thừa

Nghiên cứu này kế thừa một cách chọn lọc các nghiên cứu đã có, cả trong và ngoài nƣớc về kinh nghiệm quản lý, quy hoạch hệ thống chôn lấp CTR và các quy trình tiên tiến trong quy hoạch các khu xử lý CTR.này. Tác giả đã cố gắng tập hợp một số lƣợng tƣơng đối lớn các tài liệu trong nhiều lĩnh vực liên quan nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về tất cả các khía cạnh của vấn đề quản lý CTR. Dựa trên kết quả của các nghiên cứu đã có, áp dụng phƣơng pháp phân tích các tài liệu, dữ liệu thu thập đƣợc, tổng hợp để nhận diện những xu hƣớng hiện có trong lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn. Trên cơ sở đó, đƣa ra những nhận định, phân tích, làm nền tảng cho các đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của Việt Nam.

2.5.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu nhƣ tình hình kinh tế - xã hội, vốn và lao động...hay các chỉ tiêu đƣợc tổng hợp dựa trên các số liệu sơ cấp nhƣ: thu nhập, trình độ văn hóa...

2.5.3 Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng các số tƣơng đối, số tuyệt đối, bình quân gia quyền...đề phản ánh rõ hơn về quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Qua đó làm căn cứ đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và vận chuyển CTR.

2.5.4 Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu này sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên gia trong linh vực QLCTR, bao gồm những nhà lập chính sách, các cán bộ làm công tác quản lý, thẩm định, cán bộ tƣ vấn và các nhà khoa học trong nƣớc, quốc tế. Đặc biệt, giáo viên hƣớng dẫn, một số thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cƣờng và hội

đồng bảo vệ tiến độ luận văn đã có những góp ý hết sức quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận văn đạt các mục tiêu đề ra.

2.5.5 Phương pháp thực chứng ứng dụng

Từ những thông tin cụ thể, xác thực về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng QLCTR huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội cho thấy QLCTR huyện Sóc Sơn là một trƣờng hợp tƣơng đối điển hình và sinh động để kiểm chứng kết quả nghiên cứu vì những lý do sau:

- Huyện Sóc Sơn là huyện có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phong phú, đủ cả đô thị, đồng bằng, với 26 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sóc Sơn và 25 xã; kinh tế phát triển đa dạng phong phú, công nghiệp phát triển, nông, lân, ngƣ cũng đƣợc đầu tƣ phát triển…, nguồn chất thải dồi dào, nhiều chủng loại, thành phần, dẫn tới việc tìm giải pháp quản lý CTR sao cho hài hoà, có quy mô phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển là khó khăn;

- Điều kiện địa chất, thủy văn của huyện tƣơng đối phức tạp, một rào cản kỹ thuật trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp CTR; Hiện tại trên địa bàn Huyện có 01 bãi xử lý rác thải đang hoạt động.

- Huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, khoảng cách giữa các điểm dân cƣ tập trung không lớn nên các khu liên hợp xử lý CTR có xu hƣớng tiến dần về phía đô thị, thậm chí nằm trong nội thị;

- Là huyện có nhiều khu, cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống nằm rải rác, kinh tế phát triển dẫn tới lƣợng CTR phát sinh tăng mạnh. Do vậy cần xây dựng khu xử lý CTR có quỹ đất đủ lớn nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu cách ly tới các khu dân cƣ, cơ sở công nghiệp, hạn chế tác động tiêu cực tới khu dân cƣ và phát triển công nghiệp, nông nghiệp;

- Là huyện đã có định hƣớng công tac QLCTR theo hƣớng liên đô thị/vùng của thành phố nhằm giảm tải sức ép về CTR cho khu vực nội thành Hà Nội.

- Tác giả hiện đang công tác tại xí nghiệp môi trƣờng đô thị Sóc Sơn là đơn vị trực tiếp quản lý việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn 14 xã thuộc

Huyện nên có kinh nghiệm thực tế trong thực hiện công việc, có điều kiện tiếp cận và thu thập các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội 001 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)