Nhóm giải pháp chung hoàn thiện công tác quản lý CTRtrên địa bàn huyện Sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội 001 (Trang 70 - 75)

4.2 .Quan điểm và mục tiêu QLCTRtrên địa bàn Huyện Sóc Sơn

4.3 Nhóm giải pháp chung hoàn thiện công tác quản lý CTRtrên địa bàn huyện Sóc

vụ thị trấn, 25 xã, khu công nghiệp, làng nghề và các điểm dân cƣ nông thôn. Đồng thời lựa chọn công nghệ xử lý, tái chế các loại CRT thông thƣờng, CTRNH nhằm đảm bảo xử lý triệt để CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng;

-Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nƣớc, nâng cao chất lƣợng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của huyện Sóc Sơn.

-Đề xuất kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch QLCTR huyện Sóc Sơn đến năm 2025 nhằm đạt đƣợc những mục tiêu BVMT của thành phố Hà Nội.

4.3 Nhóm giải pháp chung hoàn thiện công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Sóc Sơn. huyện Sóc Sơn.

4.3.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế. cưỡng chế.

Rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác QLCTR, từ đó đề xuất bổ sung hoàn thiện, đảm bảo cho hệ thống này đƣợc hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ.

Đánh giá tổng thể, rút kinh nghiệm thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch về QLCTR trong giai đoạn vừa qua, từ đó xây dựng, điều chỉnh hệ thống, chiến lƣợc, chính sách làm cơ sở định hƣớng triển hai cho các cấp trung ƣơng và địa phƣơng.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CTR, sửa đổi các quy định về chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm của các cơ quant ham gia công tác QLCTR từ cấp Trung ƣơng đến cấp địa phƣơng; bổ sung các quy định về quản lý chất thải, phế liệu, sản phẩm thải bỏ; quy định, hƣớng dẫn về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR bằng các công nghệ xử lý phù hợp, có hiệu quả và hạn chế chôn lấp.

Xây dựng các quy định cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14000; kiểm toán môi trƣờng đối với CTR; các quy

định hƣớng đẫn sử dụng cô ta phát thải và hình thành thị trƣờng chuyển nhƣợng cô ta phát thải.

Tiếp tục rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định đối với CTR và CTNH.

Ngoài ra, cần có các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định đối với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CTR cấp quốc gia và địa phƣơng, kịp thời cập nhất và tổng hợp các dữ liệu có liên quan, phục vụ tốt cho công tác đánh giá diễn biến, hiện trạng CTR và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

4.3.2 Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng chéo trong phân công, phân nhiệm

Việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác QLCTR phải đảm bảo tính hợp lý, thống nhất đầu mối quản lý CTR cấp quốc gia và cấp địa phƣơng, tránh phân tán, chồng chéo và bỏ sót.

Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một hệ thống QLCTR thống nhất, hoàn chỉnh và phù hợp. Theo đó cần tổ chức hệ thống QLCTR và phân công trách nhiệm cụ thể đối với 2 nhóm đơn vị quản lý: nhóm đơn vị quản lý theo hƣớng chỉ đạo, định hƣớng công tác QLCTR và nhóm đơn vị triển khai thực hiện, thi hành nhiệm vụ QLCTR.

Ở cấp Trung ƣơng, cần xác định một cơ quan đầu mối QLCTR nói chung. Các bộ, ngành khác chịu trách nhiệm QLCTR của ngành, có trách nhiệm phối hợp cùng với cơ quan quản lý chung trong công tác quản lý và xử lý chất thải. Ở cấp độ địa phƣơng, tƣơng tự, cần xác định một cơ quan chuyên môn tƣơng ứng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc QLCTR chung ở địa phƣơng.

Ngoài ra, công tác QLCTR cần có sự tham gia của nhóm đối tƣợng phát thải, xả thải CTR và các đối tƣợng có thể tham gia, cung cấp CTR và các đối tƣợng có thể giam gia, cung cấp các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR (các tổ chức, cộng đồng trong xã hội).

4.3.3. Tổng kết, đánh giá cá dự án 3R: Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

Tăng cƣờng giảm thiểu CTRCN, sinh hoạt và thƣơng mại, dịch vụ bằng các biện pháp nhƣ: khuyến khích tiêu dùng bền vững, thay đổi hành vi, xây dựng lối

sống thân thiện với môi trƣờng; xây dựng và thực hiện chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với một số loại sản phẩm đặc thù đƣợc quy định tại Điều 68 của Luật BVMT; triển khai thực hiện có hiệu quả “Chƣơng trình áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trƣờng”; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu gắn với BVMT.

Tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế CTR: tái sử dụng vật dụng sinh hoạt trong gia đình ở mức tối đa, đẩy mạnh việc tái sử dụng chất thải công nghiệp và thận trọng trong việc tái sử dụng CTR y tế; Xây dựng và áp dụng các chính sách ƣu đãi cho các hoạt động tái chế; Phát triển thị trƣờng trao đổi chất thải; phát triển mạnh ngành công nghiệp tái chế; khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế; thiết lập các Quỹ tái chế.

4.3.4. Đẩy mạnh xã hội hóa và huy động cộng đồng tham gia QLCTR

Trƣớc hết cần tạo các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho khu vực tƣ nhân trong các dịch vụ quản lý chất thải, bao gồm mở rộng các chƣơng trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực tƣ nhân và khu vực Nhà nƣớc, hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải và tƣ vấn các hoạt động quản lý chất thải hợp lý. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện đƣợc thông qua tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phân loại rác tại nguồn và các hoạt động tái chế.

Để thu hút các doanh nghiệp tƣ nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực QLCTR và đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu gom xử lý CTR trong thời gian tới, cần thực thi có hiệu quả một số chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho các dự án về môi trƣờng, nhƣ bảo lãnh vay vốn tín dụng của các ngân hàng nƣớc ngoài; ƣu tiên khai thác các nguồn vốn ODA từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế; vay vốn với lãi suất ƣu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc và từ các quỹ môi trƣờng; miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, phƣơng tiện vận tải, vật tƣ đƣợc nhập khẩu theo dự án QLCTR...

Bên cạnh đó cần xây dựng và thực hiện chƣơng trình nội địa hóa, phát huy nguồn lực trong nƣớc để sản xuất trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý rác; thực hiện nguyên tắc “Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Ngƣời đƣợc hƣởng lợi về môi trƣờng phải trả tiền”, có nghĩa là mỗi ngƣời dân đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp kinh phí để đảm bảo duy trì dịch vụ QLCTR. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và giáo dục BVMT, tổ chức và tăng cƣờng hiệu lực bộ máy thanh tra, kiểm tra, kết hợp các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm hành chính đối với QLCTR.

4.3.5. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý CTR phù hợp

Cần lập và thực hiện quy hoạch QLCTR của tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Rà soát việc thực hiện nội dung quy hoạch xử lý CTR trong quy hoạch đô thị và các điểm dân cƣ nông thôn. Xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR tới tận các làng xã nông thôn và có biện pháp huy động vốn nhằm giải quyết vấn đề này.

Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng các công nghệ xử lý CTR tiên tiến, an toàn và phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Quy hoạch, xây dựng mới các cơ sở xử lý CTR hợp vệ sinh cấp tỉnh cho chất thải sinh hoạt, cấp vùng liên tỉnh cho CTNH. Thực hiện chƣơng trình xử lý CTR giai đoạn 2009 – 2020, theo đó ƣu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, hạn chế chôn lấp.

Hiện nay, có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTRCN và CTNH. Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất định. Ở nhiều nƣớc tiên tiến, ngƣời ta thƣờng xử lý tập trung 2 loại chất thải này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau. Theo chiến lƣợc quản lý chất thải quốc gia, CTRCN và CTNH đều đƣợc xử lý tập trung theo quy trình khép kín. Tuy nhiên, do điều kiện chƣa cho phép nên hiện tại mỗi địa phƣơng đều phải tự vận động theo một cách riêng của mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây ảnh hƣởng tƣơng hỗ xấu. Vì vậy, một số nhà khoa học đã có những định hƣớng nghiên cứu nhằm tìm ra những mô hình quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụng một hoặc hai tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế.

4.3.6. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính

Đa dạng hóa nguồn tài chính cho QLCTR từ: ngân sách nhà nƣớc; các dự án, chƣơng trình tài trợ trong và ngoài nƣớc; Quỹ BVMT Việt Nam; Quỹ Bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng; huy động vốn từ cộng đồng (doanh nghiệp tƣ nhân), v.v...

Ƣu tiên đầu tƣ, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế CTR phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và thực trạng CTR của Việt Nam. Huy động các nguồn tài chính cho phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trƣờng từ các cơ sở xử lý CTR từ nguồn kinh phí bồi thƣờng thiệt hại của tổ chức, cá nhân, từ ngân sách Nhà nƣớc, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Hoạt động phục hồi môi trƣờng các cơ sở xử lý CTR đƣợc xem xét vay vốn ƣu đãi từ Quỹ BVMT Việt Nam theo các quy định hiện hành.

Xây dựng, ban hành và hƣớng dẫn các chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, tài chính cho các hoạt động phục hồi môi trƣờng của các cơ sở xử lý, chôn lấp CTR.

4.3.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải tại nguồn thải tại nguồn

Thu hút cộng đồng tham gia quản lý chất thải, tăng cƣờng vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải là một việc làm cần thiết. Thách thức trƣớc mắt là ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ để ngƣời dân có cơ hội tham gia mô hình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng. Các nhóm cộng đồng địa phƣơng có thể đảm nhận trách nhiệm thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom, khuyến khích cộng đồng tham gia các chƣơng trình phân loại chất thải tại nguồn để sản xuất phân compost.

Cải thiện phổ biến thông tin cho cộng đồng về QLCTR và các giải pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải. Cần thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời dân phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn. Các chƣơng trình giáo dục cộng đồng cần đƣợc thiết kế phù hợp cho mọi đối tƣợng trong cộng đồng, kể cả cho học sinh ở các trƣờng phổ thông. Các chƣơng trình này nên nhằm vào mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tƣởng

sáng tạo và thực tiễn về các chƣơng trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

Cần nhấn mạnh rằng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trƣờng nói chung và QLCTR nói riêng, chính quyền địa phƣơng (UBND xã, phƣờng) cần đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động. Do vậy, cần đảm bảo chính quyền nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLCTR và chính quyền có đủ năng lực trong việc điều phối các hoạt động, việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và huy động sự tham gia của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội 001 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)