CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTSBCT tại Nghệ An
3.1.5. Sự phát triển của hệ thống phân phối và bán lẻ sữa bột công thức
- SBCT đƣợc bày bán tràn lan, từ cửa hàng bán đồ trẻ em, quầy tạp hóa, siêu thị, chợ, bệnh viện, hiệu thuốc, phòng khám sản nhi, các trung tâm y tế phƣờng, xã, các điểm tiêm phòng…. mà không hề có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bác sỹ, y tá tại các phòng khám sản nhi hay tại các trạm y tế phƣờng xã cũng trở thành ngƣời hƣớng dẫn và kinh doanh SBCT mà không hề có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay các chứng chỉ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa vào uy tín của mình trong lĩnh vực chuyên môn, các y, bác sỹ tận dụng để kinh doanh SBCT thuận lợi hơn.
- SBCT đƣợc quảng cáo dƣới mọi hình thức, cả doanh nghiệp ngoại và nội đều chi rất mạnh cho quảng cáo, chi phí quảng cáo của các công ty sữa luôn vƣợt khung quy định, có công ty chiếm đến 30% chi phí kinh doanh (Nguồn: Báo cáo Thị trƣờng năm 2014 trên địa bàn Tỉnh Nghệ An). Ngoài các chƣơng trình quảng cáo truyền thống trên ti vi, báo đài, tạp chí, các nhãn sữa còn chi rất lớn cho quảng cáo trên các kênh truyền thông nhƣ online, mạng xã hội hay thông qua y bác sỹ chuyên sản nhi, qua nhân viên y tế các điểm tiêm phòng. Mặc dù sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dƣỡng bổ sung dành cho trẻ dƣới 06 tháng tuổi nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa cấm quảng cáo, nhƣng các hãng sữa vẫn quảng cáo rầm rộ chỉ với việc đổi tên của sảm phẩm hay thông qua việc tài trợ cho các dự án hƣớng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Không những thế, các sảm phẩm SBCT còn đƣợc các Y, bác sỹ sản nhi hay nhân viên y tế các trạm quảng cáo với giới thiệu nhờ uy tín của mình. Ngƣời tiêu dùng thì tin tƣởng vào uy tín đó mà tin dùng sản phẩm còn các y, bác sỹ thì thu đƣợc lợi nhuận không nhỏ từ khoản trích hoa hồng.
Theo bà Trần Thúy Vinh, kiểm soát viên thị trƣờng tại Chi cục quản lý thị trƣờng Nghệ An cho biết: “SBCT đƣợc bày bán khắp nơi, từ siêu thị lớn đến các cửa hàng nhỏ lẻ, thậm chí cả các phòng khám sản nhi hay trạm y tế phƣờng xã. Những điểm bán hàng tại phòng khám hay trạm y tế thì thƣờng không có niêm yết giá cụ thể và cũng không có chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế tài xử phạt thì cao, và chủ phòng khám hay nhân viên trạm y tế lại không nhận rằng mình kinh doanh SBCT mà chỉ cho các hãng sữa thuê địa điểm để trƣng bày các mẫu hàng hóa. Chính vì vậy, việc quản lý và xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn”.
Còn theo bà Nguyễn Thị Minh Quỳnh, kiểm soát viên thị trƣờng Chi cục Quản lý thị trƣờng Nghệ An cho hay: “SBCT đƣợc bày bán khắp nơi, dù cho của hàng nhỏ lẻ đến mấy cũng có kinh doanh kèm thêm SBCT. Cơ quan quản lý thì lại rất khó trong kiểm tra và xử lý bởi ngoài các cửa hàng ở thành phố, các cửa hàng ở các huyện thƣờng khá nhỏ lẻ và kinh doanh manh mún. Có vi phạm đấy, nhƣng với tính chất nhỏ lẻ nên có phát hiện sai phạm cũng rất khó xử lý. Cả quầy hàng chỉ vẻn vẹn có năm triệu đến bảy triệu tiền hàng mà giờ vi phạm phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng là điều không thể nào thực hiện đƣợc”.
Nhìn chung, thị trƣờng SBCT tại Nghệ An hiện nay phát triển khá nhanh và mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng nhƣng cũng chính là khó khăn trong công tác quản lý. Việc thị trƣờng SBCT phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc phát triển và mở rộng thị trƣờng là điều tất yếu. Nhƣng phát triển và mở rộng nhƣ thế nào cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan QLNN.