CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình khoa học đã công bố, từ các báo cáo hàng năm của trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn.
2.1.1. Thông tin sơ cấp
Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua phát phiếu khảo sát đối với giảng viên và sinh viên trong nhà trường, trong đó: Đối với giảng viên, đã phát ra 45 phiếu, thu về 40 phiếu; đối với sinh viên, phát ra 150 phiếu và thu về 142 phiếu.
Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên số liệu thống kê gồm: Thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (i) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; (ii) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê, đo lường để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu… từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, người lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về
nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
Luận văn chủ yếu xử lý thông tin định lượng bằng phương pháp thống kê và đo lường sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu…
Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: Định tính và định lượng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến QL NL trong nhà trường; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.
2.1.2. Thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet... Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ các sách như: Giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội; Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công; Kinh tế nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quản trị nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Báo cáo công bố trên internet của một số trường đại
học, cao đẳng; tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về QLNL và một số tác giả khác. Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác các năm (2015-2018) của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn. Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước như: Luật giáo dục nghề nghiệp, chính sách tiền lương... Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…