Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 71)

2.2.2 .Bộ máy cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hà Tĩnh

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh

2.4.1. Kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 20 năm đổi mới, VietinBank Hà Tĩnh đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn Hà Tĩnh với những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt trong công tác huy động vốn, khối lượng huy động vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ vốn cho vay trung, dài hạn và điều hoà vốn cho hệ thống. Một thế mạnh nổi bật của VietinBank Hà Tĩnh trong thời gian qua là ngân hàng có khối lượng nguồn vốn lớn, tăng trưởng không ngừng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vay mượn của khách hàng, nhất là khách hàng lớn, dự án lớn. Ngoài ra còn “dư dật” đầu tư vào các thị trường tài chính ngân hàng. Và như vậy, khả năng thanh khoản của VietinBank Hà Tĩnh rất cao, rất đáng tin cậy. Điều đó rất đáng trân trọng, bởi một số chi nhánh ngân hàng thương mại khác có điều kiện hoạt động tương đồng, có lúc đã rơi vào tình cảnh khó khăn, mất cân đối vốn nghiêm trọng.

Năm 2013 là một năm thành công của ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng. Để đạt được những kết quả trên VietinBank Hà Tĩnh đã không ngừng cải tiến, phát triển toàn diện về mọi

mặt, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. VietinBank Hà Tĩnh là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động, có mạng lưới rộng lớn, tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, luôn chủ động và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế.

+ VietinBank Hà Tĩnh đã củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống. Đồng thời, cũng mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức này.

+ VietinBank Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động lãi suất của thị trường, áp dụng biểu lãi suất linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép của VietinBank Hà Tĩnh để thu hút được khách hàng mới, vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.

+ VietinBank Hà Tĩnh luôn làm tốt công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh nhạy, an toàn, chính xác theo đúng yêu cầu của các đơn vị kinh tế và nhân dân.

+ VietinBank Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tích cực cải tiến quy trình nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch. Điều đó đã góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn, đưa tốc độ phát triển nguồn vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh ngày một tăng cao.

+ VietinBank Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược khách hàng như khuyến khích khách hàng bằng lợi ích vật chất, bằng cách tặng quà cho cho khách hàng đến gửi tiền (tiết kiệm dự thưởng).

+ Về cạnh tranh nguồn vốn giữa các ngân hàng: những động thái của các ngân hàng thương mại (kể cả các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh...) trong thời gian gần đây cho thấy cạnh tranh về nguồn vốn và nguồn nhân lực diễn ra mạnh mẽ. Từ cạnh tranh khách hàng để cho vay là chủ yếu, các ngân hàng thương mại chuyển sang cạnh tranh về nguồn vốn, với nhiều cách thức, tính chất tiếp thị ngày càng tinh vi hơn, quyết liệt hơn. Vietinbank Hà Tĩnh với công cụ lãi suất hợp lý cộng với phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp đã được đào tạo bài bản đã lấy được sự tín nhiệm mãnh mẽ từ khách hàng, mạng lưới huy động vốn của Vietinbank đang được mở rộng khắp nơi, nhất là những khu vực tập trung dân cư, có thu nhập cao.

+ Tại VietinBank Hà Tĩnh các cán bộ khao khát học hỏi, nâng cao trình độ coi như một nhu cầu tinh thần của cuộc sống. Và vì thế, khi có cơ hội mọi người hết sức cố gắng, vượt qua chính bản thân để học tập, hoàn thành tốt công việc được giao.

Bài học kinh nghiệm lớn nhất tại VietinBank Hà Tĩnh trong thời gian qua cho thấy muốn mở rộng hoạt động dịch vụ trước hết cần mở ngay các lớp học nhận biết ngoại tệ, séc du lịch thật giả, học thêm ngoại ngữ với những tình huống cụ thể, sát thực. Tiếp đó là áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu “Cầm tay chỉ việc”, “Lan toả” từ người này sang người khác. Kết quả minh chứng đáng khích lệ nhất là đến nay hoạt động dịch vụ đó mang lại những ý nghĩa thiết thực trong hoạt động tại các quỹ tiết kiệm của VietinBank Hà Tĩnh. Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn khi VietinBank Hà Tĩnh đang đưa phát hành thẻ là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống lên tầm cao mới.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

nguồn vốn giảm so với trước đây, khối lượng nguồn vốn lớn bị giảm sút, cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa được cải thiện theo hướng tích cực.

+ Vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh chủ yếu vẫn là huy động của dân và các tổ chức kinh tế trong địa bàn tỉnh. Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm.

+ Cơ cấu vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh chưa hợp lý. Vốn huy động dài hạn của VietinBank Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng chưa cao không đáp ứng được nhu cầu cho vay dài hạn đối với các tổ chức đơn vị kinh tế.

+ Dịch vụ của VietinBank Hà Tĩnh chưa thật sự đa dạng, mới chỉ dừng ở mức các nghiệp vụ mang tính chất truyền thống cho khách hàng. Chưa có nhiều dịch vụ mới như: các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán séc du lịch…điều này ảnh hưởng tới nguồn thu dịch vụ của VietinBank Hà Tĩnh.

+ Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động huy động vốn tại VietinBank Hà Tĩnh trở nên khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động huy động vốn. Dù sự điều hòa vốn rất nhanh nhạy, hiệu quả trong hệ thống ngân hàng Công Thương, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay đó tạo nên áp lực đối với một số Chi nhánh. Do đó, tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững là yêu cầu bức thiết đối với VietinBank Hà Tĩnh trong hiện tại và cả lâu dài + Mức chênh lệch con số tăng trưởng giữa các năm là rất lớn. Điều này làm cho biên độ dao động rộng, dẫn đến việc dự đoán xu hướng gặp nhiều khó khăn.

+ Chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay qua các năm vẫn còn khá cao. Điều này chứng tỏ là khâu sử dụng vốn tiền gửi vẫn chưa mang tính hiệu quả, chưa khai thác triệt để nguồn vốn tiền gửi để cho vay

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.

+ Do hình thức huy động vốn trên thị trường tiền tệ chưa được khích lệ không chỉ trong bản thân VietinBank Hà Tĩnh mà cả trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức sản xuất ở nước ta hiện nay.

+ Hoạt động huy động vốn tại VietinBank Hà Tĩnh trở nên khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động huy động vốn cũng phức tạp và cần phải đưa ra hướng giải quyết

+ Các hoạt động sử dụng thẻ ghi nợ, thanh toán tiền bằng máy Pos tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại Hà Tĩnh vẫn chưa phổ biến, nên việc phát triển các dịch vụ này của Vietinbank Hà Tĩnh bị hạn chế.

+ Các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế, séc du lịch chưa được phát triển là do cả một thời kỳ dài Hà Tĩnh không có nhiều người đi lao động tại nước ngoài, khách du lịch nước ngoài đến đây cũng rất ít, nhưng những năm gần đây với sự đi lên của kinh tế tỉnh nhà, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế Fomosa, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh rất đông, việc xây dựng cơ chế và các chương trình dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng này vì thế đã diễn ra chậm chạp.

+ Vietinbank Hà Tĩnh vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn cho việc tổ chức nghiên cứu và đưa ra những kế hoạch kinh doanh tốt cho Ban giám đốc Vietinbank Hà Tĩnh trong việc xây dựng các chương trình huy động vốn linh hoạt, phù hợp với những biến động trong nội bộ thị trường Hà Tĩnh. Các chương trình dịch vụ của Vietinbank Hà Tĩnh chủ yếu là phát triển dựa trên các chương trình của Vietinbank hội sở chính đề ra.

+ Nguồn nhân lực của Vietinbank cơ bản có trình độ cao nhưng việc tiếp cận với các đối tượng khách hàng của mình vẫn còn nhiều khó khăn do sự

người dân, dẫn đến hạn chế trong việc tạo mối quan hệ tốt và hiểu nhau giữa ngân hàng và khách hàng để có được lượng khách hàng truyền thống tốt.

Tóm lại: Trong những năm qua, VietinBank Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng…Với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, VietinBank Hà Tĩnh đã đạt được những thành tích trong công tác nguồn vốn, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, VietinBank Hà Tĩnh vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, để có được cơ cấu nguồn vốn huy động ổn định và vững chắc, VietinBank Hà Tĩnh cần phải nghiên cứu để đưa ra các biện pháp thiết thực, có tính khả thi cao, được phối hợp đồng bộ nhằm phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại tạo điều kiện cho sự phát triển an toàn và hiệu quả.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1. Viễn cảnh huy động vốn trong thời gian tới

Với vai trò quan trọng của mình, huy động vốn trong thời gian tới luôn được các ngân hàng đánh giá là mục tiêu tập trung của các ngân hàng. Trong thời gian vừa qua với sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 3 - Khóa XI, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được đặt ra và có lộ trình cụ thể. Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra 4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: (i) lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; (ii) nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng; (iii) cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng; (iv) hệ thống ngân hàng phải hòa nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế. Tiếp đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. Ðây được xem là một nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015. Với khung pháp lý chặt chẽ như vậy, đảm bảo cho các ngân hàng có hoạt động kinh doanh lành mạnh như Vietinbank phát triển mạnh mẽ, không bị sự chi phối bởi các ngân hàng yếu kém bởi sức cạnh tranh của lãi suất huy động cao như trong những thời gian trước đây. Khó sử dụng công cụ lãi suất, nhiều ngân hàng mở các chương trình ưu đãi mới để cạnh tranh huy động vốn. Ranh giới giữa việc tạo thêm lợi ích cho người gửi tiền với sự bó buộc của cơ chế trần lãi suất là mong manh. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường chuyển sang một trang

mới đó là cạnh tranh về chất lượng các loại hình dịch vụ, các ngân hàng có xu hướng chia nhỏ các đối tượng khách hàng ra theo từng nhóm tuổi, theo từng lĩnh vực riêng biệt, như về độ tuổi chia thành các phân khúc khách hàng khác nhau, khách hàng cá nhân có độ tuổi dưới 30, từ 30 đến 40 tuổi, khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 40 trở lên… Với mỗi phân khúc khách hàng thì có những chương trình tiện ích thu hút hợp lý. Ví dụ, đối với phân khúc khách hàng từ 40 tuổi trở lên thì đây là phân khúc khách hàng tiềm năng đối với việc gửi tiền tiết kiệm, nhất là các cán bộ hưu trí. Để thu hút đối tượng khách hàng này, Ngân hàng có các chính sách ưu đãi như: cộng thêm biên độ lãi suất so với mặt bằng lãi suất tiết kiệm thông thường…

Những ngân hàng có ưu thế về mạng lưới, thuận lợi trong việc giành thị phần tiền gửi cũng không ngừng cạnh tranh trong việc huy động vốn. Nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ, thâm nhập thị trường cho vay tiêu dùng. Dự báo tín dụng sẽ dần cải thiện và tăng trưởng tốt trong thời gian tới, vì vậy, đẩy mạnh huy động vốn, chuẩn bị nguồn là cần thiết dù hiện tại tín dụng tăng trưởng khá chậm.

Các ngân hàng cho hay, đẩy mạnh huy động vốn thị trường I (huy động vốn từ dân cư và tổ chức) là cần thiết để giảm thiểu vay mượn trên thị trường II (giữa các ngân hàng với nhau) và đón đầu nhu cầu vay vốn trong những năm tiếp theo khi tăng trưởng tín dụng dự báo được cải thiện. Mặt khác, để tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường II, hiện cũng có những ràng buộc nhất định đối với ngân hàng nhỏ. Cạnh tranh huy động vốn tiếp tục “nảy lửa”, cho dù tín dụng hiện khó tăng trưởng. Nhiều ngân hàng “tiêu thụ” nguồn vốn huy động bằng cách mua trái phiếu chính phủ.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn và cho vay trong thời gian tới sẽ đi vào quy cũ và những ngân hàng lớn sẽ vẫn là những người đi trước dẫn đường cho các ngân hàng nhỏ lẻ đi theo. Khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài hơn,

lãi suất tiền gửi tiết kiệm ổn định và ở mức hợp lý. Kỳ vọng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay.

3.2. Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh trong quản lý hoạt động huy động vốn Hà Tĩnh trong quản lý hoạt động huy động vốn

3.2.1.Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh đến năm 2020

Là ngân hàng thuộc top 3 trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Hà Tĩnh, lấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đa năng, bán lẻ làm trọng tâm; đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính – thương mại liên doanh góp vốn đảm bảo tối đa hóa nguồn thu lợi nhuận. Hệ thống công nghệ và dịch vụ ngân hàng được ưa thích nhất khu vực Bắc Miền Trung

Để có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh doanh trong những năm tiếp theo đòi hỏi Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh (Vietinbank Hà Tĩnh) không những khai thác sâu hơn thị trường hiện tại mà còn cần phải phát triển lượng khách hàng mới bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động tới các thị trường tiềm năng mà VietinBank Hà Tĩnh chưa đặt chân đến. Thông qua việc mở các phòng giao dịch tại các địa bàn huyện có tiềm năng phát triển kinh tế để dễ dàng liên hệ với khách hàng và nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

3.2.2.Các mục tiêu cụ thể.

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2013, phương hướng hoạt động năm 2014 của Vietinbank Hà Tĩnh và Kế hoạch phát triển ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 71)