Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 92 - 97)

3.2.2 .Các mục tiêu cụ thể

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Cập nhật những vấn đề có liên quan đến chính sách, phương hướng và kịp thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc. Điều này tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lý của toàn hệ thống.

- Việc điều hành lãi suất huy động vốn nên để các Giám đốc chi nhánh điều hành trên cơ sở các quy định của NHNN nhằm tạo sự linh hoạt cho Vietinbank Hà Tĩnh phù hợp với đặc thù của hoạt động huy động vốn tại địa bàn Hà Tĩnh; chỉ nên quản lý chênh lệch đầu vào, đầu ra ở tỷ lệ nhất định đảm bảo cho vay với lãi suất thực dương. Như vậy sẽ giúp cho Vietinbank Hà Tĩnh có thể linh hoạt điều hành lãi suất linh hoạt phù hợp với sự biến động trên địa bàn hoạt động.

- Cần có các chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo từng chuyên đề nghiệp vụ. Tổ chức tập huấn thường xuyên cho các cán bộ cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật giúp cán bộ tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới.

- Hiện nay việc tuyển dụng cán bộ hầu hết do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định sau đó đưa về các chi nhánh làm việc. Do đó, đôi khi không đáp ứng đúng yêu cầu về trình độ, sở trường cán bộ mà Vietinbank Hà Tĩnh đặt ra làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, chất lượng công việc của

chi nhánh. Đề nghị Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên giao quyền tuyển chọn nhân viên cho Vietinbank Hà Tĩnh, chỉ nên quy định các chỉ tiêu của đối tượng được tuyển dụng như trình độ chuyên môn, tuổi đời… để Vietinbank Hà Tĩnh lựa chọn cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang từng bước đi lên, đòi hỏi các NHTM không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế đó. Để NHTM kinh doanh có lãi, đảm bảo chế độ an toàn tài sản thì mỗi cán bộ ngân hàng phải hiểu nguồn vốn giữ vai trò quan trọng, trong đó nguồn vốn huy động là chủ yếu. Vì vậy, vấn đề khách hàng và nguồn vốn tiền gửi là vấn đề quan trọng không chỉ đối với các NHTM mà còn đòi hỏi phải có sự nỗ lực kết hợp chặt chẽ của toàn bộ nền kinh tế.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp và cách thức huy động vốn của ngân hàng, từ đó, hiểu rõ hơn về vấn đề cần thiết phải quản lý huy động vốn của ngân hàng đảm bảo hiệu quả nhất cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Trên cơ sở đó, luận văn đã hoàn thành những vấn đề cơ bản sau:

- Đã hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về vốn; khả năng huy động vốn và quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM .

- Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Hà Tĩnh. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây như thế nào? Các vấn đề còn hạn chế của chi nhánh? Nguyên nhân của những tồn tại đối với việc quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng? Làm thế nào để quản lý tốt hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh?

- Từ đó, nêu lên một số giải pháp và kiến nghị với ngành cũng như với Nhà nước.

kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, những vấn đề đề tài đưa ra và nghiên cứu giải quyết cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Xuân Bách (2011), Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sài Gòn, Luận văn ThS. Kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM.

2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Huy Cường (2007) , Kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đông Á, Tạp chí Ngân hàng 2007/Số 23,48-51,59

4. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Xuân Hương (2000), Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội

5. Phan Thị Thanh Giang (2007), Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Đại Học Kinh tế TP HCM.

6. Vũ Thu Giang (2008), Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn ThS. Kinh tế, Trường Đại học kinh tế.

7. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị NHTM, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

8. Học viện Ngân hàng (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Hà Nội.

9. Tô Ngọc Hưng (2005), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội

11. Nguyễn Thùy Linh (2010), Nâng cao hiệu quả huy động Vốn tại ngân hàng TMCP Quân đội, Luận văn ThS. Kinh tế, Học viện Tài chính

12. Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh(2008- 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm

14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (2012),

Ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng, tổ năm 2012.

15. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2008-2012), Tạp chí ngân hàng 16. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2008-2012), Tạp chí ngân hàng 176. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt nam 2010 & Quy định mới về tổ chức, điều hành và quản lý nghiệp vụ trong các ngân hàng và TCTD, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

18. Peters. Rose (2004), Quản trị NHTM, Đại học Kinh tế quốc dân và Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Trương Thị Thủy (2011), Nghiên cứu giải pháp huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vpbank tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ QTKD, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Đỗ Thị Ngọc Trang (2011), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội – Habubank , Luận văn ThS ngành Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế .

Các website:

21. http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)