CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO
3.1.2 Năng lực của hệ thống ngân hàng ViệtNam trước khi gia nhập WTO
3.1.2.1 Hoạt động của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, nhờ đó đã thiết lập đƣợc một mạng lƣới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Năng lực xây dựng và điều hành, quản lý tiền tệ – tín dụng – ngân hàng của NHNN đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động có hiệu quả:
- Chính sách lãi suất đang từng bƣớc đƣợc đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố, các TCTD chủ động ấn định lãi suất huy động và cho vay theo hƣớng đảm bảo các qui định an toàn và hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng;
- Chính sách quản lý ngoại hối từng bƣớc đƣợc tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hƣớng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc
tế, bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Chính sách tỉ giá đã bƣớc đầu đƣợc điều hành tƣơng đối linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên cơ sở giỏ tiền tệ, tỉ giá vì thế đã phản ánh tƣơng đối chính xác sức mua của VND và tƣơng quan giữa VND với các loại ngoại tệ của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ và tín dụng với Việt Nam.
3.1.2.2 Hoạt động của hệ thống các Ngân hàng Thương mại
(i). Mạng lƣới và quy mô hoạt động của NHTM
Trong thời gian cuối những năm 1990, ngành ngân hàng đã có sự tăng trƣởng nhanh chóng cả về số lƣợng và quy mô. Số lƣợng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 74 ngân hàng vào năm 2006. Số lƣợng ngân hàng tăng thêm tập trung vào hai khối ngân hàng Thƣơng mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ các tổ chức tài chính quốc tế.
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, trƣớc khi Việt Nam ra nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm các NHTM trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài thông qua hình thức ngân hàng liên doanh, chi nhánh và các văn phòng đại diện của các ngân hàng nƣớc ngoài
Các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc mặc dù có số lƣợng ít nhƣng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tổ chức tín dụng trong nƣớc. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ “ngân hàng bán lẻ” (các nghiệp vụ với Khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ). Các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chiếm lĩnh thị phần nghiệp vụ “ngân hàng bán buôn” (những nghiệp vụ bán buôn, nghiệp vụ quốc tế và các nghiệp vụ với các doanh nghiệp lớn).
Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTM trong nƣớc so với các Ngân hàng nƣớc ngoài đó chính là mạng lƣới hoạt động. Hệ thống mạng lƣới của các NHTM trong nƣớc đã đƣợc phát triển từ lâu và bao phủ trên cả nƣớc. Đặc biệt là hệ thống của các NHTM nhà nƣớc, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn – Agribank có hệ thống các chi nhánh đến từng xã trên khắp các tỉnh, thành phố.
Bảng 3.2: Số lƣợng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2006
Tên NH VBARD CTG BIDV VCB ACB TCB STB
Số Điểm GD 2.000 712 350 146 82 73 159
(Nguồn: Tổng hợp từ BC Thƣờng Niên của các Ngân hàng năm 2006) (ii). Các hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM
Hoạt động cung cấp dịch vụ của các NHTM đến năm 2006 chủ yếu tập trung vào khai thác những lĩnh vực dịch vụ truyền thống, là thế mạnh của các NHTM Việt Nam đó là : Dịch vụ tiền gửi, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, các NHTM trong nƣớc cũng bƣớc đầu cung cấp một số dịch vụ ngân hàng khác nhƣ dịch vụ tài chính phái sinh, tƣ vấn tài chính và đâu tƣ...
(iii). Chất lƣợng dịch vụ cung cấp
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trƣởng khá nhanh trong giai đoạn 2000 – 2006 với mức tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 35%/năm. Hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng đƣợc nâng lên, đặc biệt là khối NHTM cổ phần. Tốc độ tăng trƣởng của khối NHTM nhà nƣớc chậm hơn khá nhiều so với các NHTM cổ phần. Nguyên nhân là do khối này tập trung vào việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tài chỉnh để chuẩn bị cổ phần hóa.
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM năm 2006
ROA ROE LNST (tr đồng) CP/DT CAR VBARD 0.4% 9,0% 901.491 47,6% 5,0% VCB 1,89% 29,4% 2.877.021 23,1% 9,6% BIDV 0,71% 10,44% 1.001.713 34,5% 4,85 CTG 0,48% 11,3% 423.093 46,9% 5,2% MHB 0,47% 8,33% 74.092 64,9% 9,3% TB nhóm NHTMQD 0,8% 13,7% - 43,4% 6,8%
ACB 1,47% 34,43% 505.576 38,9% 10,9% STB 2,40% 19,76% 470.128 38,4% 11,8% TCB 1,84% 18,54% 256.906 36,7% - MB 1,94% 21,12% 211.421 26,1% - EIB 1,74% 18,58% 258.469 31,3% - TB nhóm NHTMCP 1,88 22,49 - 34,28%
(Nguồn: Tổng hợp từ BC thƣờng niên năm 2006 của các NHTM)
Quả bảng số liệu tài chính của các NHTM, ta có thể khả năng sinh lời ROA, ROE của các ngân hàng quốc doanh còn thấp, trong nhóm chỉ có Vietcombank có các chỉ tiêu sinh lời vƣợt trội cao hơn mức trung bình trong khu vực và tƣơng đƣơng với mức của một số NHTM cổ phần hàng đầu nhƣ ACB, STB. Điều này cho thấy hạn chế về hiệu quả của các NHTM nhà nƣớcvà nhu cầu cần thiết phải cải tổ hệ thống các ngân hàng này.
(iv). Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ngành Ngân hàng
Tính đến năm 2006, ngành Ngân hàng đã tập trung đầu tƣ trang bị hệ thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại với kinh phí đầu tƣ tăng nhanh qua các năm (từ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2001 lên đến gần 10.000 tỷ đồng trong năm 2005). Quy mô triển khai đƣợc mở rộng từ Ngân hàng Trung ƣơng tới các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố, từ Hội sở chính tới các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống máy tính đƣợc liên kết trong toàn ngành trên cơ sở mạng diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác xử lý các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chƣa đủ để đƣa công nghệ thông tin ngân hàng Việt Nam đạt đến trình độ tiên tiến so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán không chỉ lạc hậu mà còn thiếu đồng bộ. Đây là tình trạng chung của đa số các NHTM tại Việt Nam.
3.1.3 Đánh giá chung về hệ thống ngân hàng Việt Nam
Sau khi phác họa một số nét cơ bản về các khía cạnh khác nhau trong của hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta thấy có những điểm sau có thể tựu chung lại khi đánh giá về hệ thống ngân hàng Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO:
- Khuôn khổ Luật Pháp điều chỉnh hoạt động Ngân hàng nói chung còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính và cơ chế xin - cho. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN nói chung còn bị giới hạn quá hẹp so với thông lệ quốc tế
- Hoạt động Ngân hàng theo Luật hiện hành còn bị thu hút nhiều vào nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc hơn là việc phát huy các thiên chức của ngân hàng trung ƣơng. Bộ máy, cấu trúc hệ thống còn mang đậm dấu ấn của cơ chế cũ, gắn chặt với địa giới hành chính. Luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng còn nặng về điều chỉnh tổ chức, nhẹ về điều chỉnh hành vi và còn nhiều nội dung không tƣơng đồng với Luật pháp của Ngân hàng trên thế giới.
- Nhiều công cụ chính sách tiền tệ còn chƣa đủ môi trƣờng để phát huy tác dụng: Công cụ tái cấp vốn của NHNN, nghiệp vụ thị trƣờng mở, công cụ lãi suất và tỷ giá chƣa có thị trƣờng tiền tệ thứ cấp phát triển để hỗ trợ. Cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bị chi phối bởi sự phân tán về quyền quản lý ngoại tệ quốc gia.
- Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhƣng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chƣa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lƣợng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực.
- Mô hình kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất "độc canh". Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nhƣ: quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ v.v.
- Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm baỏ an toàn vốn, về tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động v.v. so với chuẩn quốc tế đều ở mức rất thấp: Hầu hết các NHTM đều có mức dƣ nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần; Khả năng thanh toán bình quân của các TCTD so với yêu cầu 100%
chỉ mới đạt xấp xỉ 60%; Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có của các TCTD chỉ đạt 6% so với mức 13 - 15% của các NHTM ở các nƣớc trong khu vực.