CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT SAU 7 NĂM GIA NHẬP
3.3.1 Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong biểu cam kết
3.3.1.1 Hạn chế tiếp cận thị trường
(i). Điều chỉnh hệ thống quy định pháp luật
Trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng các cam kết mà Việt Nam sẽ ký kết khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Chính phủ Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật, là những minh chứng đầu tiên về việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:
- Phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, Các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động dƣới các hình thức tổ chức sau đây: Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, đƣợc phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trong khi trƣớc đó, theo Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004 ngày 15/06/2004, Việt Nam hạn chế các hình thức hoạt động của ngân hàng nƣớc ngoài, chỉ có các hình thức Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài, Ngân hàng liên doanh, Văn phòng đại diện.
- Thời gian hoạt động tối đa của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài không quá 99 năm, thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không vƣợt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tối đa không quá thời gian hoạt động của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.Trong khi trƣớc đó, thời gian hoạt động của các hiện diện thƣơng mại này cũng chịu những quy định khác biệt so với các NHTM CP trong nƣớc, theo quy định tại Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam, cụ thể thời gian hoạt động: đối với Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là không quá 20 năm, đối với ngân hàng liên doanh là không quá 30 năm, đối với văn phòng đại diện: không quá 5 năm.
- Các quy định mới cũng không giới hạn các hoạt động dịch vụ mà ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thực hiện. Các tổ chức này đƣợc thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tƣ hoặc các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Đối với nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO – tức là từ ngày 01/01/2007, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng nƣớc ngoài không có quan hệ tín dụng với mức 650% vốn pháp định do ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh, từ ngày 01/01/2011 trở đi sẽ đƣợc hƣởng đối xử quốc gia đầy đủ. Trong khi trƣớc đó, Nghị định số 13/1999/NĐ-CP cũng giới hạn những nghiệp vụ mà chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh có thể đƣợc thực hiện. Trong đó có quy định rõ nội dung về việc Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới bất kỳ hình thức nào. Các Ngân hàng TMCP Nƣớc ngoài chỉ đƣợc nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ.
(ii). Về việc cụ thể hóa các cam kết
Thứ nhất, về hình thức hiện diện của các Tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam:Nhƣ đã trình bày trong phần cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO, các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong đó, hình thức ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài là hình thức mới hoàn toàn chỉ có từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
- Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài
Thực hiện các cam kết với WTO, Ngân hàng Nhà nƣớc đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, đó là
Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Tất cả các ngân hàng này đều đƣợc cấp giấy phép vào cuối năm 2008 khi Việt Nam mới gia nhập WTO.
Bảng 3.4 Danh sách ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (Đến 31/12/2013)
(Nguồn: Website Ngân hàng nhà nƣớc: www.sbv.gov.vn )
Bảng 3.5: Danh sách Ngân hàng liên doanh (Đến 31/12/2013)
STT Ngân hàng Giấy phép Vốn điều lệ
(triệu USD)
1 VID PUBLIC BANK 01/ NHGP
ngày 25/3/92 62,5 2 INDOVINA BANK LIMITTED 135/GP-NHGP ngày
21/11/90 165 3 VIỆT THÁI VINASIAM BANK 19/ NHGP ngày 20/4/95 61 4 VIỆT NGA
Vietnam-Russia Joint Venture Bank
11/GP-NHNN ngày
30/10/2006 168,5 (Nguồn: Website Ngân hàng nhà nƣớc: www.sbv.gov.vn )
Stt Ngân hàng Giấy phép Vốn điều lệ/ vốn
đƣợc cấp(Tỷ đồng) 1 HSBC 235/GP-NHNN ngày 08/9/2008 3.000 2 Standard Chartered 236/GP-NHNN ngày 08/9/2008 3.000 3 ShinhanVietnam 29/12/2008 341/GP-NHGP 7.547,1 4 ANZ 268/GP-NHNN ngày 09/10/2008 3.000
5 Hong Leong 342/GP-NHNN ngày 29/12/2008
Theo quy định tại nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/2009, hoạt động của các Ngân hàng liên doanh bị giới hạn trong phạm vi nhất định đƣợc liệt kê rõ trong quy đinh. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, giới hạn hoạt động của các ngân hàng liên doanh đã đƣợc loại bỏ, các Ngân hàng liên doanh đƣợc thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tƣ, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
Trong số các ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam thời gian vừa qua, Indovina nổi lên là một trong số những ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngày càng có thƣơng hiệu trên thị trƣờng.
Thứ hai, về phạm vi hoạt động của các Ngân hàng nƣớc ngoài:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngân hàng nhà nƣớc đã có công văn số 1210/NHNN-CNH hƣớng dẫn các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND). Theo công văn trên, các chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc nhận tiền gửi VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn đƣợc cấp của chi nhánh với mức tiền gửi tối đa và theo lộ trình.
Cụ thể: từ ngày 1/1/2007, tỷ lệ đƣợc huy động là 650% vốn đƣợc cấp; từ ngày 1/1/2008 là 800% vốn đƣợc cấp; từ ngày 1/1/2009: 900% vốn đƣợc cấp; từ ngày 1/1/2010: 1000% vốn đƣợc cấp và sau ngày 1/1/2011 sẽ đƣợc đối xử quốc gia đầy đủ.
Việc nới rộng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hạn chế về mức nhận tiền gửi của các Ngân hàng nƣớc ngoài đã có ảnh hƣởng đến thị phần huy động vốn giữa các loại hình NHTM tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê về huy động vốn đối với 03 nhóm ngân hàng: NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần Việt Nam, ngân hàng nƣớc ngoài và Liên doanh có thể thấy thị phần của NHTM nhà nƣớc đang giảm dần trong khi khối NHTM cổ phần,ngân hàng nƣớc ngoài và Liên doanh đang có sự tăng trƣởng tích cực.
Biểu đồ 3.1 Thị phần huy động vốn giai đoạn 2006 - 2011
(Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam – Công ty Chứng khoán Vietcombank- Tháng 09/2011)
Với thị phần huy động ƣớc tính 11% trong năm 2011 toàn ngành Ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn còn chiếm một thị phần nhỏ. Tuy nhiên, các ngân hàng này có những lợi thế nhất định khi tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng huy động tại Việt Nam.
Thứ ba, việc tham gia cổ phần
Để khắc phục những hạn chế nêu tại phần hệ thống ngân hàng Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn hình thức liên kết với các định chế tài chính lớn, có uy tín của nƣớc ngoài thông qua việc phát hành thêm cổ phần để chào bán riêng lẻ cho tổ chức đó với tƣ cách là cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài. Theo quy định của Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 20/04/2007, các tổ chức nƣớc ngoài có thể mua cổ phần của các ngân hàng thƣơng mại theo các mức 5% vốn điều lệ (nếu là tổ chức phi tín dụng), 10% với các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài và 15% trong trƣờng hợp là cổ đông chiến lƣợc, trong một số trƣờng hợp Thủ tƣớng chính phủ có thể xem xét mức mua cổ phần vƣợt quá 15% nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ tối đa là 20%.
Chỉ trong vòng 7 năm qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn đƣợc các định chế tài chính lớn của nƣớc ngoài làm cổ đông chiến lƣợc của mình. Điển hình là các giao dịch đƣợc liệt kê nhƣ sau:
Bảng 3.6: Danh sách các NHTM Việt Nam tiếp nhận cổ đông chiến lƣợc
NHTM Việt Nam
CĐ chiến lƣợc nƣớc ngoài
Thời gian đầu tƣ ban đầu
Tỷ lệ sở hữu CP
Quy mô đầu tƣ (tr USD) Sacombank ANZ 03/2005 10% 27 ACB Standard Chartered 06/2005 15% 161,3 Techcombank HSBC 12/2005 20% 128,1 VP bank OCBC 02/2006 14,9 % 41,2 Dong A Bank Citi bank 01/2007 10% 12,3 Eximbank SMBC 11/2007 15% 225 An Binh Bank May bank 03/2008 15% 135,2
VIB Bank Commonwealth Bank of Australia 09/2010 15% Tƣơng đƣơng 600 tỷ VNĐ
Viettin Bank IFC 03/2011 10% 173 Vietcombank Mizuho 09/2011 15% 567,3
(Nguồn: Nguyễn Cao Khôi, Nguyễn Phương Linh, “Cổ đông chiến lược ngân hàng nước ngoài kỳ vọng của Ngân hàng Việt Nam và những khoảng trống pháp lý”, Tạp chí ngân hàng số 01+02/2013).
Các định chế tài chính nƣớc ngoài lựa chọn hình thức đầu tƣ mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lƣợc của ngân hàng Việt Nam thay vì thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam .
Thứ tƣ, về việc phát hành thẻ tín dụng:
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Đây là một cam kết tạo rất nhiều thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, vốn đã có kinh nghiệm phát hành thẻ tín dụng nhiều năm tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Trong số các ngân hàng nƣớc ngoài thì ANZ và HSBC là hai ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên thực hiện phát hành thẻ tín dụng cho ngƣời tiêu dùng Việt Nam, tiếp sau đó là các ngân hàng nƣớc ngoài khác nhƣ Citi Bank, Standard Chartered Bank, Shinhan Việt Nam…
3.3.1.2 Hạn chế đối xử quốc gia
Điều kiện để thành lập một chi nhánh, công ty liên danh của một ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài
Với mục tiêu lựa chọn những ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài có chất lƣợng và quy mô sẽ vào hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã đƣa ra các tiêu chí về tổng tài sản của ngân hàng mẹ vào năm trƣớc khi xin lập chi nhánh. Nhìn chung đây là cam kết đảm bảo lợi ích cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nên đã đƣợc chúng ta thực hiện tƣơng đối nghiêm túc, NHNN là cơ quan trực tiếp thực thi các ràng buộc trên khi cấp phép cho các Ngân hàng nƣớc ngoài mở chi nhánh, ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc tuân thủ về tổng tài sản vào năm trƣớc năm thành lập, theo quy định tại Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, thì các Ngân hàng nƣớc ngoài còn phải bổ sung thêm các điều kiện sau:
- Ngân hàng nƣớc ngoài đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế;
- Ngân hàng nƣớc ngoài phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nƣớc về việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.