7. Kết cấu nội dung luận văn
2.1. Khái quát một số nét về tình hình kinh tếxã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế
tế - xã hội của huyện Thạch Hà.
2.1.2.1. Thuận lợi.
- Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Thạch Hà giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với địa bàn bên ngoài. Nhiều lợi thế để hình thành khu công nghiệp tập trung như Thạch Khê, phát triển một số khu- cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Già đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 17 và tỉnh lộ 19/5.
- Nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Chế độ khí hậu, đất đai với 3 vùng đặc trưng rõ rệt có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn nuôi; là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Vùng bán sơn địa có quỹ đất đồi khá, có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây màu kết hợp chăn nuôi: bò, gà, nhím và các động vật có giá trị kinh tế cao khác,... tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng ven biển là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển gắn với du lịch tâm linh.
- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm gạch...)
- Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã chuyển dịch đúng hướng trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực. Các cây lương thực và thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường được hình thành trong 10 năm trước đã tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây (lúa, rau, đậu, đậu tương, lạc) là những sản phẩm chủ lực.
- Công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp khai khoáng) đã khởi sắc trong những năm gần đây do việc hình thành khu công nghiệp liên hợp sắt Thạch Khê, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở Phù Việt, Thạch Vĩnh, Thạch Điền...
- Các ngành dịch vụ đang có tỷ trọng tăng dần và chuyển hướng đúng sang các ngành có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên hiện tại các ngành dịch vụ của huyện phát triển tuy còn ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp – dịch vụ trên địa bàn;
- Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững.
2.1.2.2. Khó khăn.
- Việc xây dựng khu công nghiệp và khai mỏ sắt Thạch Khê tập trung tại các xã ven biển: Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc gặp một số khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phải sử dụng nhiều vào đất lúa. Sự phát triển công nghiệp sắt thép tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường cho vùng ven biển.
- Trữ lượng nước ngầm không lớn, chất lượng không cao, nguồn nước mặt phụ thuộc vào thiên nhiên (chưa điều tiết hiệu quả, tiềm năng chưa được khai thác).
- Nền kinh tế của huyện vẫn là nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp trong tỉnh, độ chênh cao giữa các ruộng lớn, lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ các dãy núi phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện chảy qua, nên khi mưa lớn thường gây ngập úng, lụt cục bộ. Hiện nay vẫn còn khoảng 1.200 ha ruộng trũng thường bị ngập nước vào mùa mưa, chỉ sản xuất được một vụ chiêm. Đất đai khu vực bán sơn địa tuy có diện tích lớn nhưng nhìn chung có độ phì thấp, bị chia cắt mạnh, tầng dày đất <1 m chiếm diện tích lớn (8.000 ha), phần lớn có độ dốc >250 (khoảng gần 4.000 ha) diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động chưa nhiều. Quỹ đất có vị trí thuận lợi cho phát triển một số khu công nghiệp tập trung nhưng lại tập trung chủ yếu tại khu vực ruộng 3 vụ, muốn thu hút đầu tư phát triển kinh tế phải mất một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp tốt.
- Nền kinh tế huyện Thạch Hà có xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng thấp, chủ yếu dựa sản xuất nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (2003-2012) đạt 1,27%/năm (GTSX giá so sánh 1994) là một trong những đơn vị hành chính đạt mức trung bình thấp so với tỉnh Hà Tĩnh.
- Sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch các vùng sản xuất chuyên môn hóa theo hướng công nghệ cao, sạch và an toàn sinh học, môi trường sinh thái bị ô nhiễm.
- Mặc dù là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh nhưng công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đảm bảo nhu cầu chi của
địa phương, tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên; chưa chủ động nguồn ngân sách cho chi thường xuyên cũng như nguồn đầu tư phát triển.
- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để có thể bứt phá tạo ra tăng trưởng kinh tế, cần huy động tiềm lực vốn trong dân cho đầu tư và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế.
- Số người thất nghiệp và còn thiếu việc làm ở đô thị và nông thôn đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 đến 2012.