CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Định hướng chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đến
Việt đến năm
4.1.1 Dự báo phát triển của ngành
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - TS. Nguyễn Đức Kiên, hoạt động điều hành của NHNN trong thời gian qua đã dần đi vào nề nếp và đạt được những thành công nhất định. Năm 2015, nhiệm vụ của NHNN sẽ nặng hơn rất nhiều, bởi vì đây là năm tạo tiền đề cho Đại hội Đảng sắp tới. Việc ngành Ngân hàng có hoàn thành trọng trách của mình hay không còn phụ thuộc vào biến động địa chính trị thế giới và tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, công tác tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng đóng vai trò trụ cột và then chốt. Nếu tái cơ cấu trong nước làm không tốt thì chúng ta sẽ thất bại dù điều kiện bên ngoài có nhiều lợi thế. Ngược lại nếu làm tốt thì dù có biến động đến đâu, chúng ta vẫn có thể vượt qua được.
Bốn điểm sáng nổi bật hỗ trợ tốt cho sự phát triển và tạo ra nhiều triển vọng cho hoạt động của hệ thống các NHTM trong năm 2015, bốn điểm nổi bật đó bao gồm: Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về quyết tâm xử lý nợ xấu, cải tiến hoạt động của VAMC, mạnh mẽ tiến hành sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng (M&A) và lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2015, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, nhìn vào những chỉ số dự báo của nền kinh tế trong nước và quốc tế (như xuất khẩu) thì năm 2015 là năm nhiều thách thức đối với ngành ngân hàng - năm cuối của chặng đường tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, ngành lấy việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu làm trọng tâm hoạt động, đồng thời khẳng định về cơ bản điều hành chính sách tiền tệ giữ ổn định nhưng công cụ chính sách tiền tệ sử dụng linh hoạt hơn. Để thực
hiện được mục tiêu này, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành công cụ phù hợp theo định hướng với hàng loạt chính sách như: giữ mặt bằng lãi suất thấp; mức độ biến động tỷ giá không quá 2%; mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 -15%; đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3%...
Thực tế, sau hơn 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cho thấy, nguy cơ đổ vỡ hệ thống được ngăn chặn, an toàn của hệ thống được bảo đảm; nợ xấu của hệ thống được nhận diện rõ nét và bước đầu có chuyển biến tích cực trong triển khai xử lý; việc tái cơ cấu được tiến hành đồng bộ, quyết liệt với những giải pháp phù hợp trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực tư nhân, hạn chế tối đa nguồn lực Nhà nước. Trước đây, quan điểm của NHNN là để các ngân hàng tự nguyện, nhưng thời gian tới, sau khi hệ thống ngân hàng ổn định lại, NHNN sẽ thực hiện theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, và các tổ chức tín dụng lớn cùng tham gia vào quá trình này. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trước đây, NHNN muốn làm mạnh hơn nhưng do tình hình phức tạp chưa có điều kiện triển khai, hiện giờ cả thế và lực đã có đủ để NHNN thực hiện việc này.
Xu hướng ổn định của lạm phát được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2015. Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, CPI năm 2015 có thể dao động trong khoảng 2 - 3% vì 5 lý do: (Kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn; Giá dầu giảm được dự báo sẽ kéo dài trong một vài năm tới; Chính sách tiền tệ không có nhiều đột biến so với năm 2014; Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ được Chính phủ duy trì để ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức vừa phải, hạn chế rủi ro cho nền kinh tế; Giá cả một số sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước sẽ không có nhiều biến động lớn trong năm 2015.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, mức lạm phát này sẽ kéo dài trong một số năm, thậm chí có thể sẽ giữ ổn định trong suốt giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ thay đổi mạnh khi số nợ xấu và những rủi ro trong nền kinh tế được xử lý và kiểm soát một cách triệt để.
Với dự báo khả quan về bức tranh lạm phát 2015 như vậy, TS. Nguyễn Thanh Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cần kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô và thực hiện tốt chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… nhằm bảo đảm hài hòa giữa các mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
4.1.2 Mục tiêu kinh doanh
Khi tác giả tiến hành phỏng vấn với câu hỏi “Theo ông /bà kế hoạch marketing trong thời gian tới của ngân hàng là gì, giải pháp hoàn thiện chính sách marketing tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là gì’’
Bà Bùi Thị Thùy Dương – Phó trưởng phòng hỗ trợ khách hàng cho rằng ‘’ Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì một chính sách điều hành thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc, chú trọng đầu tư các sản phẩm tín dụng, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý. Để thực hiện hóa những mục tiêu tài chính và tiếp tục tăng trưởng dài hạn trở thành Ngân hàng của mọi người – Ngân hàng Bán lẻ – Dịch vụ – Kinh doanh đa năng với phương châm: Sức mạnh – Đổi mới – Hiệu quả – Bền vững – An toàn’’
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng - phó chủ tịch thường trực ngân hàng Lienvietpostbank, mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới là :
- Thứ nhất, giữ được nguồn vốn đã có và huy động thêm nguồn vốn giá rẻ là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và 5 năm tới của LienVietPostBank, nhằm tránh bẫy thanh khoản có thể xảy ra
-Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu và nợ có vấn đề tiềm ẩn rủi ro, đồng thời thực hiện thu hồi vốn đã cho vay nhằm tránh thất thoát vốn để tăng thu nhập và bổ sung nguồn vốn cho vay mới.
-Thứ ba, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế ngày càng rõ rệt, nhưng “trong nguy có cơ” nên vốn cho vay ra chỉ hiệu quả khi ngân hàng có các sản phẩm phù hợp. Vì thế, trước mắt, LienVietPostBank tập trung vào các sản phẩm bán lẻ, tìm thị trường tương ứng, như cho vay thông qua liên doanh, liên kết với cổ đông chiến lược, thanh toán biên mậu Trung Quốc, thắt chặt điều kiện cho vay bán buôn.
hoặc “cắt lỗ” các sản phẩm phái sinh đã đầu tư ra quốc tế thời gian qua nhằm thu hồi vốn kịp thời và tìm các sản phẩm mới phù hợp, hiệu quả cho những năm tới.
-Thứ năm, phát động phong trào “Phân tích hoạt động kinh tế” sâu rộng, thường xuyên nhằm đúc kết, phát hiện kịp thời những cái được và chưa được trong hoạt động toàn hệ thống LienVietPostBank và từng chi nhánh, bộ phận nghiệp vụ; chú trọng hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán; kiểm soát trước, trong và sau mọi hoạt động nghiệp vụ, tránh tình trạng “giật mình” chạy theo hậu quả đã rồi.
-Thứ sáu, tập trung tư duy nâng chất lượng các hoạt động: quản trị nguồn nhân lực, quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế, văn hóa DN, định vị thương hiệu tập thể và cá nhân.
-Trong 5 năm tới, Ngân hàng dành thời gian 2 năm đầu tập trung củng cố, tái cơ cấu, giữ ổn định những thành quả đạt được trong những năm đầu thiết lập hoạt động, phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, tạo lực đủ mạnh cho sức bật các năm sau 2015 – 2020 và khẳng định được vị thế trong Top 5 NHTMCP mạnh nhất Việt Nam, trong đó thuộc Top 2 NHTMCP có mạng lưới bán lẻ lớn và hiệu quả nhất.
-Nhưng trên tất cả, khách hàng sẽ nhìn thấy sự khác biệt của Ngân hàng trong quản trị điều hành với 18 chữ vàng: “Tâm huyết - Đổi mới - Minh bạch - Đoàn kết - Lắng nghe -Thấu hiểu - Bàn bạc - Quyết định - Quyết liệt”; gắn xã hội trong kinh doanh, thượng tôn pháp luật; đối với thương trường: chỉ có đối tác, không có đối thủ; đối với cán bộ - nhân viên: sống bằng lương, giàu bằng thưởng; ba điều hướng tâm của LienVietPostBank là: không có con người - dự án vô ích, không có khách hàng - ngân hàng vô ích; không có Tâm-Tín-Tài-Tầm thì LienVietPostBank vô ích và đặc biệt, giá trị văn hóa cốt lõi là Kỷ cương - Sáng tạo - Nhân bản.