Kết quả thực hiện công tác tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 55 - 57)

Đơn vị: Tỷ quy đồng

Chỉ tiêu T12/2010 T12/2011 T1/2012 T2/2012

Tổng thu từ lãi 30.212 55.429 5.316 10.279

Tổng thu ngoài lãi 5.012 6.892 0.86 2.04

Tổng chi trả lãi 26.035 47.765 4.757 9.338

Tổng chi ngoài lãi 7.039 11.246 0.864 1.881

Thu nhập 2.15 3.31 0.555 1.10

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNT CN Đà Lạt)

Do 8 tháng đầu năm 2011 dư nợ tăng truởng chậm, nợ quá hạn tăng cao, mặc dù đến 4 tháng cuối năm 2011 nợ quá hạn vẫn giữ nguyên, dư nợ tăng trưởng mạnh do tham gia tài trợ cho các dự án lớn như đã nói ở trên nhưng vẫn không kéo được 8 tháng đầu năm dẫn đến thu nhập năm 2011 chỉ đạt 3.31 tỷ. Nhưng sang đến tháng 1 và tháng 2 / 2012 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đã làm cho tổng thu nhập trong 2 tháng đầu năm liên tục tăng tuy nhiên vẫn tăng chậm so với dự kiến của NHNT CN Đà Lạt là do cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ - Đồng Việt Nam (VND) diễn ra từ đầu tháng 1/2012 và đợt thứ hai diễn ra từ đầu tháng 2/2008, nhưng rộ lên, lan rộng ở hầu hết các NHTM và thực sự nóng lên kể từ sau tết nguyên đán Nhâm Thìn. Vì vậy mà tổng chi trả lãi đã tăng lên từ 4.757 tỷ trong tháng 1 đến 9.338 tỷ trong tháng 2 do lãi suất huy động tăng làm giảm bớt lợi nhuận của chi nhánh như dự kiến ban đầu.

Như vậy chi nhánh NHNT Đà Lạt đạt được những kết quả trên là dựa trên sự phấn đấu nỗ lực hết mình của CBCNV và sự chỉ đạo sâu sát của ban giám đốc, cùng với sự hợp tác và tín nhiệm của khách hàng đối với Chi nhánh.

Năm 2011 đã đánh dấu một bước ngoặt và phát triển vượt bậc của NHNT CN Đà Lạt, từ một Chi nhánh cấp II thuộc NHNT HCM chuyển mình trở thành một Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, với nhiều khó khăn từ xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ nhân lực cho đến xây dựng nền tảng phát triển. Đây là sự bứt phá kỷ lục của NHNT CN Đà Lạt trong những năm vừa qua. Để đạt được những thành quả đáng khích lệ đó, bên cạnh nỗ lực triển khai hàng loạt tiện ích của ngân hàng điện tử, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.2 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Chi nhánh Đà Lạt

Hiện nay, công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung dài hạn đang là một bài toán khó đối với ngân hàng thương mại. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có các biện pháp hữu hiệu, có các chiến lược huy động vốn đúng đắn, hợp lý để thu hút được nguồn vốn, đảm bảo cho đầu ra của ngân hàng. Chỉ trên cơ sở có một nguồn vốn ổn định và giá cả hợp lý, các NHTM mới thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn rẻ nhất, nhưng không có tính ổn định. Đó là những nguồn thu từ kết quả hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết... các nguồn vốn này phần lớn vẫn được chu chuyển vào các tổ chức kinh tế thông qua tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, một số nguồn của tổ chức kinh tế không qua ngân hàng để tạo khả năng thanh toán cho chính tổ chức đó. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách hợp lý, mềm dẻo để thu hút nguồn vốn này. Trong thời gian qua, mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng NHNT CN Đà Lạt luôn bám sát mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chính sách khách hàng, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tín dụng, cải tiến phong cách làm việc, mở rộng các dịch vụ của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kết quả huy động vốn đạt được qua các năm được thể hiện qua:

2.2.1 Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động

Trong huy động vốn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng dần qua từng năm làm nguồn vốn huy động tăng, chiếm giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhu cầu cân đối và mở rộng cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)