.b Kết cấu tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 61)

Đơn vị : Tỷ quy đồng

Tiền gửi các Tổ chức kinh tế Nội tệ Ngoại tệ

- Tiền gửi KKH 174,33 15,30

- Tiền gửi có KH dưới 12T 9,126 21,07

- Tiền gửi có KH trên 12T 3 -

Tổng cộng 186,456 36,37

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 tại NHNT CN Đà Lạt)

Ghi chú: KKH : Không kỳ hạn; TG KH :Tiền gửi kỳ hạn; T :Tháng

Qua việc huy động vốn của các tổ chức kinh tế cũng nói lên sự thu hút khách hàng và uy tín của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì các tổ chức kinh tế có mối làm ăn lâu dài và xu hướng không ngừng phát triển, thực sự là bạn hàng quan

trọng trong việc tạo vốn của ngân hàng. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức kinh tế đang có nhu cầu lớn về tín dụng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tại NHNT CN Đà Lạt nguồn tiền này tuy chưa phải là cao, nhưng nó có xu hướng tăng. Ngân hàng hiện nay rất quan tâm đến tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn, bởi vì chi phí thấp và nó gắn liền với nhiều các tiện ích khác giữa khách hàng với ngân hàng.

Chính vì vậy mà NHNT CN Đà Lạt đã cung cấp dịch vụ mở tài khoản miễn phí cho các doanh nghiệp như: Tài khoản tiền gửi thanh toán, Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các tài khoản đặc biệt như : Chuyên chi, Chuyên thu, đầu tư tự động…Ngoài ra NHNT CN Đà Lạt còn cung cấp dịch vụ quản lý vốn tập trung cho các doanh nghiệp. Nguồn vốn tại các tài khoản của đơn vị thành viên của khách hàng có thể tự động chuyển về một tài khoản trung tâm, qua đó khách hàng có thể theo dõi, khai thác các thông tin về giao dịch tài chính trong toàn bộ doanh nghiệp mình. Việc tập trung vốn như vậy không có nghĩa là đơn vị thành viên sẽ không còn nguồn lực tài chính, ngược lại dịch vụ quản lý vốn tập trung vẫn có những chọn lựa hết sức linh hoạt cho khách hàng đó là khách hàng có thể thoả thuận để duy trì số dư tối thiểu nhất định cho các tài khoản của đơn vị thành viên. Như vậy Doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu vốn của đơn vị thành viên, vừa giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các đơn vị thành viên, tránh tình trạng nơi dư vốn nhàn rỗi, nơi thiếu lại phải đi vay từ bên ngoài.

Bảng 2.6.c - Kết cấu tiền gửi tiết kiệm dân cƣ

Đơn vị : Tỷ quy đồng

Tiền gửi Tiết kiệm dân cư Nội tệ Ngoại tệ

-Tiền gửi KKH 3.19 13.224

- Tiền gửi có KH dưới 12T 167.86 198.85

- Tiền gửi có KH trên 12T 145.56 273.02

Tổng cộng 316.61 485.094

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 tại NHNT CN Đà Lạt)

Đây là tiền thu nhập của dân cư chưa sử dụng được gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng. Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả thị trường, chính sách lãi suất của ngân hàng. Tính đến 31/12/2009 tổng vốn huy động tiết kiệm dân cư là 801.704 tỷ quy đồng. Trong đó, Tiền gửi nội tệ là 316.61 tỷ chiếm 39.5 % và tiền gửi ngoại tệ là 485.094 tỷ chiếm 60.5 % so với tổng vốn huy động. Nhìn vào số liệu trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là lớn nhất, chiếm 52.21 %; tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 45.74 %, đây là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chiếm dụng để cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm 2.05% tiền gửi dân cư. Đối với khoản tiền gửi này, ngân hàng phải trả cho người gửi tiền bất cứ lúc nào mà họ cần không phải báo trước. Nhưng số dư tài khoản này thường ít và biến động không lớn nên ngân hàng có thể tận dụng nguồn này để đầu tư.

Xác định đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng nên NHNT CN Đà Lạt đã đưa ra rất nhiều biện pháp để thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư như:

Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch Hòa Bình ngay khu trung tâm thành phố Đà Lạt và điểm giao dịch gần chợ Đà Lạt. Đây là các điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng gửi tiền và rút tiền, là cánh tay nối dài để đưa các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong thời gian vừa qua ngân hàng đã không ngừng cải tiến sản phẩm, đa dạng hoá các hình thức gửi tiền, đưa ra nhiều loại kỳ hạn và hình thức trả lãi khác nhau... Do vậy đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

Ngân hàng đã nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, thay đổi công nghệ ngân hàng giúp dễ dàng cho quá trình giao dịch với khách hàng, toàn bộ các giao dịch của khách hàng với ngân hàng đều được thông qua mạng máy tính trực tuyến. Do đó khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút tiền bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng. Điều làm giảm thời gian giao dịch và thuận tiện cho khách hàng khi gửi và rút tiền càng ngày càng làm cho khách hàng gắn bó với NHNT CN Đà Lạt.

Bảng 2.6.d -Tình hình tổng tài khoản tại Chi nhánh NHNT Đà Lạt

Đơn vị:Tài khoản

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tài khoản cá nhân 20,653 29,029 37,408 44,370

Tài khoản tổ chức-tín dụng 22 586 747 964

(Nguồn: Báo cáo tông kết kết quả kinh doanh của NHNT CN Đà Lạt.)

Từ năm 2009 mở được 29,029 tài khoản cá nhân, năm 2010 là 37,408 tài khoản cá nhân thì đến năm 2011 là 44,370 tài khoản, đạt 121,12% so với năm 2010, từ 747 tài khoản của tổ chức kinh tế thì năm 2011 là 964 tài khoản đạt 129.05% so với năm 2010, đưa tổng số khách hàng có quan hệ tài khoản với NHNT Chi nhánh Đà Lạt đạt con số trên 45.334 tài khoản. Thương hiệu NHNT VN thực sự là một sức hút đối với khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ của NHNT VN được đánh giá là hiện đại so với các ngân hàng khác. Đây là lợi thế của NHNT VN nói chung và NHNT CN Đà Lạt nói riêng

2.2.3 Cơ cấu vốn theo loại tiền

Bảng 2.7 - Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Đơn vị : Tỷ quy đồng

Năm 2008 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh

số

Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

Tiền gửi nội tệ 475,928 52% 619,779 53,83% 603,967 51,54% 613,657 53,85%

Tiền gửi ngoại tệ

438,395 48% 531,676 46,17% 541,034 58,46% 525,81 46,15%

Tổng 914,323 100 1151,455 100 1171,937 100 1139,467 100

Hình 2.6 - Kết cấu nguồn vốn theo loại tiền

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm tại NHNT CN Đà Lạt.)

Từ biểu đồ ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi nội tệ luôn cao hơn tiền gửi bằng ngoại tệ và tỷ trọng huy động cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. Điều này là hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế và dân cư đều vay vốn nội tệ để sản xuất kinh doanh là chủ yếu, còn ngoại tệ chủ yếu để thanh toán quốc tế. Trong năm 2010 và 2011 ở khu vực Lâm Đồng, huy động vốn bằng tiền đồng tăng mạnh. NHNT CN Đà Lạt cũng tăng mạnh về huy động tiền đồng từ 603,967 tỷ đồng năm 2010 thì đến năm 2012 tăng lên 613,657 tỷ đồng, trong khi đồng ngoại tệ giảm từ 541,034 tỷ đồng xuống còn 525,81 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các ngân hàng đã tập trung huy động tiền gửi, nhất là nguồn tiền Tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy động kèm theo các chương trình khuyến mãi. Các chuyên gia cho biết tuy lãi suất tiết kiệm vẫn thấp hơn so với chỉ số giá nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, đầu tư vàng và bất động sản có rủi ro cao nên đa số dân cư vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

2.2.4 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn. Nếu nguồn vốn huy động lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Nếu huy động vốn

ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được vốn cho khách hàng, do đó khách hàng sẽ đi tìm nguồn vốn khác, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Xuất phát từ lý do đó, song song với công tác huy động vốn NHNT CN Đà Lạt luôn coi trọng công tác sử dụng vốn.

Bảng 2.8 - Quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Vốn huy động 358.20 638.50 913.00 1,151.00

Dƣ nợ 367.00 418.00 477.00 1,044.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại NHNT CN Đà Lạt.)

Nhìn chung quy mô về tín dụng và nguôn vốn đều tăng đều qua các năm. So sánh vốn huy động, khả năng đáp ứng vốn cho nhu cầu của khách hàng trên địa bàn là tốt. Có được kết quả này là sự phấn đấu không ngừng của cả Ban lãnh đạo ngân hàng cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn bộ hệ thống NHNT CN Đà Lạt.

Ngoài tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, thì cần phải đánh giá chính xác hiệu quả của công tác huy động vốn; đồng thời phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh theo từng khoản mục: cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn, khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ. Qua một vài năm thực hiện, ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu xin vay của khách hàng. Do phần lớn vốn huy động của khách hàng là ngắn hạn mà việc cho vay ngắn hạn, trung hạn lại có xu hướng gia tăng và vượt số vốn ngắn hạn huy động. Năm 2011, Tổng huy động vốn ngắn hạn đạt 691.826 tỷ quy đồng, sử dụng vốn ngắn hạn là 513.784 tỷ, huy động vốn trung và dài hạn đạt 459.174 tỷ, sử dụng vốn trung và dài hạn đạt 530.216. Như vậy ngân hàng đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Số vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Mặt khác nhu cầu vốn trung dài hạn lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy NHNT CN Đà Lạt phải có biện pháp tăng cường huy động để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng.

Đối với việc đáp ứng nhu cầu vốn cho vay đầu tư bằng nội tệ và ngoại tệ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế mở, nhu cầu vay bằng ngoại tệ liên tục tăng, chính vì vậy đòi hỏi

NHNT CN Đà Lạt có các biện pháp mở rộng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các TCKT.

2.3. Đánh giá huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trưởng trong cơ cấu tài sản nợ. Trong đó nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn.

Nguồn vốn huy động được sử dụng trong hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này nói chung phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, công tác chỉ đạo đã bám sát tình hình biến động của lãi suất và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng nên đã điều chỉnh lãi suất. Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng chi phí lãi suất đầu vào giảm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có được kết quả như trên là do ngân hàng NHNT CN Đà Lạt đã thực hiện các biện pháp :

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong dân cư, từng bước mở rộng mạng lưới dịch vụ: mở thêm 2 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Hòa Bình và Phòng giao dịch Đức Trọng

- Mạng lưới tiết kiệm được bố trí thuận lợi cho người gửi tiền. Bên cạnh đó ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tiền gửi: ngân hàng đã đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau bằng nội tệ và ngoại tệ, nhiều hình thức trả lãi khác nhau, thực hiện "gửi một nơi, rút nhiều nơi". Nhà nước luôn theo dõi tình hình biến động của lãi suất trên thị trường, ngân hàng đặc biệt chú trọng vào huy động tiền gửi trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu cho vay trung dài hạn của ngân hàng.

- NHNT CN Đà Lạt luôn đảm bảo duy trì mức lãi suất phù hợp với quy trình khung lãi suất của NHNT VN và NHNN đưa ra trong từng thời kỳ.

- Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tại NHNT CN Đà Lạt, đặc biệt là mở tài khoản miễn phí cho các loại tài khoản sau : tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, các sản phẩm tiền gửi như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và khuyến khích khách hàng thực hành thanh toán và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện chính sách khách hàng, tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như Hội nghị khách hàng, quảng cáo…

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác huy động vốn, ngân hàng đã thực hiện nối mạng giao dịch của ngân hàng, hệ thống này đã giúp ngân hàng xử lý nhanh chóng, an toàn và chính xác các giao dịch với khách hàng; giảm thời gian giao dịch với khách hàng. Điều này giúp cho các giao dịch viên ngoài việc xử lý các nghiệp vụ còn có thời gian hướng dẫn giải thích tư vấn cho khách hàng.

- Nhân tố con người cũng được xem là một trong những lợi thế của NHNT CN Đà Lạt. Các cán bộ được vào làm việc tại Chi nhánh Đà Lạt đều phải trải qua quá trình thi tuyển khắt khe, nhờ vậy đã chọn lựa được những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, đào tạo bài bản và có kiến thức tốt. Các nhân viên của ngân hàng đều là những cán bộ trẻ, cần cù, chăm chỉ và có tinh thần học hỏi, có trách nhiệm với công việc. Đồng thời chi nhánh luôn nâng cao tác phong trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ huy động vốn, đây là yếu tố góp phần nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, nó góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

Ngoài các yếu tố trên, ngân hàng còn chấp hành đầy đủ các quy định của NHNN về huy động vốn và sử dụng vốn, chấp hành đầy đủ các quy định về tỷ lệ thanh toán, đảm bảo bất cứ khi nào khách hàng có yêu cầu ngân hàng đều có thể đáp ứng. Chấp hành đầy đủ quy định về bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, điều này đã nâng cao sự tin tưởng của khách hàng vào NHNT CN Đà Lạt. Trong thời gian qua, để hỗ trợ cho công tác huy động vốn, NHNT CN Đà Lạt đã gắn việc huy động

vốn với cho vay có hiệu quả cao, điều này đảm bảo bảo toàn nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động, đảm bảo chi trả đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền.

2.3.2. Những hạn chế trong huy động vốn

Để nâng cao lượng huy động vốn, các NHTM đã đa dạng hóa hình thức huy động vốn; có những lúc vốn huy động tăng nhanh và cao ở từng nơi, từng lúc, vì thế có ngân hàng thừa vốn, có ngân hàng thiếu vốn. Trong thời gian qua, nguồn vốn ngắn hạn của các NHNT CN Đà Lạt chưa thực sự ổn định và lượng vốn mà các chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 61)