Tăng cƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc để giảm nhập siêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 101 - 103)

3.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC

3.1.9 Tăng cƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc để giảm nhập siêu

Thứ nhất, cần tăng cƣờng thông tin xuất khẩu cho doanh nghiệp, hƣớng dẫn doanh nghiệp buôn bán với các công ty có thực lực, xây dựng mạng lƣới thƣơng nhân để tiêu thụ hàng xuất khẩu ổn định và lâu dài.

Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu nhiều loại mặt hàng với số lƣợng lớn. Do đó, tất cả các bộ ngành có liên quan nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản cần có quy hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất các mặt hàng có khả năng xuất khẩu vào thị trƣờng này; kiện toàn các trạm kiểm dịch tại các cửa khẩu trọng điểm giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh, hiệu quả, yêu cầu kiểm dịch tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Thứ ba, khẩn trƣơng và tích cực xây dựng, triển khai các đề án chuyên biệt đối với từng mặt hàng xuất khẩu trọng điểm do các bộ- ngành xây dựng. Đồng thời, thành lập tổ liên ngành để nghiên cứu các mặt hàng mới mà Việt Nam có lợi thế và đề nghị Trung Quốc hợp tác trong vấn đề này; có chính sách nghiên cứu khoa học kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thứ tƣ, tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp ngƣời Hoa tại Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng vào Trung Quốc; khả năng của các tập đoàn siêu thị lớn của nƣớc ngoài trong việc mua hàng của Việt Nam để bán vào hệ thống siêu thị của họ tại Trung Quốc; cần tận dụng thị trƣờng trung chuyển Hồng Kông (Trung Quốc) để đƣa hàng hóa vào sâu trong nội địa.

Thứ năm, đẩy mạnh và tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại các cấp, thu hút các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vào Việt Nam đầu tƣ sản xuất hàng hóa để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và các nƣớc khác. Thực hiện quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu quốc gia, thành lập các trung tâm thƣơng mại Việt Nam để trƣng bày và giới thiệu các sản phẩm ƣu thế của Việt Nam; thiết lập hệ thống các công ty chuyên giới thiệu và bán hàng Việt Nam tại các thành phố Vân Nam, Nam Ninh, Quảng Châu, Thƣợng Hải, Tứ Xuyên… Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng Trung Quốc, Nhà nƣớc nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp nhƣ sau:

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng Trung Quốc thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thƣơng mại song phƣơng nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thƣờng xuyên cập nhật thông tin về thị trƣờng để thông báo cho doanh nghiệp. Điều chỉnh hoặc khắc phục những vƣớng mắc cho các doanh nghiệp trong khi thực hiện dịch vụ kinh doanh của mình. Giúp các doanh nghiệp tìm những đối tác trực tiếp, tin cậy lâu dài.

- Nhà nƣớc Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trƣờng, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trƣờng, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trƣờng và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trƣờng Trung Quốc.

- Các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ Việt Nam ở Trung Quốc cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trƣờng, thị hiếu, yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu để giúp các doanh nghiệp trong nƣớc thu thập đƣợc đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng. Các cơ quan đại diện của Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các chiến dịch quảng cáo, triển lãm hàng Việt Nam ở Trung Quốc. Nhà nƣớc cần hỗ trợ mạnh hơn nữa để nâng cao năng lực của mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại, đặc biệt là năng lực cung cấp thông tin, marketing thông qua việc hƣớng dẫn, tƣ vấn kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên môn miễn phí, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và các hỗ trợ cần thiết khác. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích và tạo điêu kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức xúc tiến thƣơng mại phi chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dƣới hình thức thƣởng xuất khẩu, chế độ tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu đƣợc nhờ xuất khẩu, hoặc gián tiếp dùng ngân sách Nhà nƣớc tuyên truyền xúc tiến thƣơng mại. Mở rộng trợ cấp đối với nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, không nên bó gọn dành cho các sản phẩm nông nghiệp.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)