Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 gồm tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo. Nội dung chính của hiệp định đƣợc chia làm 2 phần: Phần 1 từ điều 3 đến điều 6 đề cập đến thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và EHP; Phần 2 là điều 7 đề cập đến hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác. Còn lại từ điều 8 đến điều 16 gồm các qui định khung về thời gian của các chƣơng trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực... của Hiệp định.
Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/7/2003. Các nội dung chính của Hiệp định như sau:
Phần 1- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA )
Phần này có 4 điều qui định những nguyên tắc cơ bản định hƣớng cho việc đàm phán thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc bao
gồm các lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ và đầu tƣ (các điều 3,4,5). Đặc biệt hai bên sẽ thực hiện EHP nhằm mang lại ngay một số lợi ích và tạo bƣớc đột phá ban đầu trong quá trình thành lập ACFTA (điều 6).
Về thƣơng mại hàng hoá (điều 3):
Hai bên sẽ tiến hành đàm phán để thiết lập khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hoá vào năm 2010 với 6 nƣớc thành viên cũ của ASEAN (ASEAN- 6); vào năm 2015 đối với 4 nƣớc thành viên mới của ASEAN. Các phiên đàm phán bắt đầu từ năm 2003 và kết thúc trƣớc 30 tháng 6 năm 2003. Việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ đƣợc định hƣớng bởi các nguyên tắc chính sau:
Các mặt hàng là đối tƣợng cắt giảm thuế quan đƣợc chia thành hai danh mục chủ yếu: Danh mục thông thƣờng và danh mục nhạy cảm.
Đối với hàng hoá thuộc danh mục thông thƣờng, ASEAN –6 và Trung Quốc sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến 2010. Đối với bốn nƣớc thành viên mới của ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ dài hơn 5 năm, bƣớc đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và kết thúc vào năm 2015. Cách thức cắt giảm thuế quan phụ thuộc vào kết quả các phiên đàm phán tiếp theo.
Đối với hàng hoá thuộc danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế cắt giảm thuế quan linh hoạt hơn, với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng và số lƣợng giới hạn mặt hàng sẽ đƣợc đàm phán sau.
Các bên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ, bảo vệ đạo đức xã hội, sức khoẻ và cuộc sống của con ngƣờ i và động thực vật, phù hợp với điều XX của Hiệp định GATT.
Ngoài ra, Hiệp định khung cũng xác định thêm những vấn đề sẽ tiếp tục đàm phán bao gồm:
Các qui tắc chi tiết điều chỉnh việc cắt giảm thuế quan, gồm cả quy tắc có đi có lại;
Quy tắc xuất xứ hàng hoá;
Quy tắc xử lý đối với hạn ngạch thuế quan; Sửa đổi cam kết;
Các biện pháp phi thuế quan;
Các qui tắc điều chỉnh các biện pháp tự vệ, trợ cấp và chống trợ cấp; chống bán phá giá;
Các biện pháp tạo thuận lợi và thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả.
Về thương mại dịch vụ
Do vấn đề tự do hoá thƣơng mại dịch vụ rất phức tạp, cần có thời gian để xem xét và đàm phán, Hiệp định khung chỉ đƣa ra phƣơng hƣớng chung nhất, trong đó qui định các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 3 vấn đề: xoá bỏ dần sự phân biệt giữa các bên trong thƣơng mại hàng hoá, mở rộng phạm vi tự do hoá thƣơng mại dịch vụ theo GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO), tăng cƣờng hợp tác trong dịch vụ giữa các bên để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, cũng nhƣ để đa dạng hoá các hình thức cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng ứng của các bên.
Về đầu tư
Cũng nhƣ đối với lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tƣ cũng chỉ đƣợc đề cập trên góc độ chung nhất trong Hiệp định khung, theo đó, các bên đồng ý bƣớc vào đàm phán để tiến hành tự do hoá đầu tƣ, tăng cƣờng hợp tác trong đầu tƣ, thuận lợi hoá đầu tƣ và nâng cao tính minh bạch của các nguyên tắc và qui định đầu tƣ và đƣa ra các biện pháp bảo hộ đầu tƣ.
Phần 2: Các lĩnh vực hợp tác kinh tế
Tại điều 7, qui định các lĩnh vực và biện pháp hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định khung, ASEAN và Trung Quốc mới dừng lại ở việc xác định các lĩnh vực hợp tác, trong đó có các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác (Điều 7.1) và một số các biện pháp hợp tác dự kiến (Điều 7.3). Kế hoạch triển khai cụ thể sẽ do hai bên tiếp tục nghiên cứu và phát triển trên cơ sở thoả thuận sau này.
ASEAN và Trung Quốc thống nhất trƣớc mắt sẽ tăng cƣờng hợp tác trong 4 lĩnh vực ƣu tiên là nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tƣ và thúc đẩy sáng kiến hợp tác phát triển lƣu vực sông Mêkông. Thời gian tới hợp tác sẽ đƣợc mở rộng sang các lĩnh vực khác nhƣ ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, vận tải, vô tuyến viễn thông, sở hữu trí tuệ, xí nghiệp vừa và nhỏ, môi trƣờng, công nghệ sinh học, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lƣợng, tiểu vùng phát triển....
Một phần quan trọng của nội dung hợp tác kinh tế là giành ƣu đãi cho các nƣớc thành viên mới của ASEAN thông qua các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật khác nhằm giúp đỡ các nƣớc này trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thƣơng mại và đầu tƣ với Trung Quốc (Điều 7.4).
Hợp tác kinh tế còn đƣợc qui định một phần trong EHP, chủ yếu nhằm xúc tiến các dự án đang triển khai trong khuôn khổ hợp tác trƣớc đây giữa ASEAN và Trung Quốc (đƣợc chi tiết tại phụ lục 5). Đáng lƣu ý là các hợp tác này dành ƣu tiên cho một số dự án mà Việt Nam đang tham gia ví dụ nhƣ kế hoạch phát triển tổng thể khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng hay các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc ASEAN mới xây dựng năng lực hội nhập khu vực và thúc đẩy quá trình gia nhập WTO.
Phần 3 – Các điều khoản thực hiện
Phần 3 có 9 điều, xác định các biện pháp thực thi Hiệp định khung, trong đó có nội dung đáng chú ý là Trung Quốc sẽ dành cho các nƣớc ASEAN chƣa là thành viên của WTO đƣợc hƣởng đối xử Tối huệ quốc đối với tất cả các cam kết trong khuôn khổ WTO (Điều 9). Đây là một ƣu đãi rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của các nƣớc ASEAN mới để thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ.