2.2 TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI VIỆT-TRUNG
2.2.2 Đánh giá tác động trên thực tế đến thƣơng mại Việt Trung
2.2.2.1 Tác động tới thƣơng mại
Về mặt thực tiễn, thực hiện “Chƣơng trình thu hoạch sớm”, từ ngày 1/1/2004. Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm dần 536 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trƣớc 1/1/2006. Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cũng đã có Nghị định số 99/2004/NĐ-CP về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004-2008 để thực hiện Chƣơng trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc với việc cắt giảm dần 484 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống mức bằng 0% trƣớc 1/1/2008. Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 26 mặt hàng nhƣ trứng, thịt gia cầm, hoa quả…
Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 35/2006/QD-BTC và thông tƣ 52/2006/TT-BTC về danh mục hàng hóa và hƣớng dẫn thực hiện Hiệp định về Thƣơng mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc từ ngày 01/01/2006 đối với danh mục hàng hóa thông thƣờng (các mặt hàng từ chƣơng 9 đến chƣơng 24) gồm trên 7000 sản phẩm. Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến việc hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA từ 01/01/2006 và đề nghị Trung Quốc và các nƣớc ASEAN khác cũng cho Việt Nam hƣởng ƣu đãi ACFTA từ 01/01/2006.
Với việc thực hiện cắt giảm thuế, kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi ASEAN – Trung Quốc tiến hành thực hiện hiệp định khung ACFTA.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Xuất khẩu 1.417 1.518 1.883 2.899 3.228 3.030 3.357 Nhập khẩu 1.606 2.159 3.139 4.595 5.859 7.391 12.502 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3.023 3.677 5.022 7.494 9.087 10.421 15.859
Nguồn: Tổng cục thống kê; www.gso.gov.vn Nếu năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc là 3.023 triệu USD thì năm 2003 đã tăng lên 5.022 triệu USD. Một năm sau khi thực hiện cắt giảm thuế theo Chƣơng trình thu hoạch sớm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 7.494 triệu USD. Con số này năm 2005 là 9.087 triệu USD và năm 2007 là 15.859 triệu USD, vƣợt mức 15 tỷ USD trƣớc 3 năm so với dự kiến. Những con số trên cho thấy việc thực hiện Chƣơng trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA đã tác động lớn tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc thì mức tăng lại chủ yếu do tỷ lệ nhập khẩu cao. Trong giai đoạn 2001-2007, mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 118% ở dƣới mức tăng trung bình của cả khối ASEAN là 390%, mức tăng xuất khẩu trung bình hàng năm là 13,3% trong đó có những năm còn giảm so với năm trƣớc nhƣ năm 2001 và 2006. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc, Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2007 là 3.357 triệu
trong giai đoạn 2001-2007, Việt Nam gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đƣa kim ngạch từ 1.606 triệu USD năm 2001 lên 12.502 triệu USD năm 2007 tăng 778% so với năm 2001. Do đó, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc. Năm 2001 Việt Nam nhập siêu 188 triệu USD thì đến năm 2004 đã tăng lên 1696 triệu USD và đến năm 2007 là 9145 triệu USD (gấp 48 lần so với năm 2001).
-Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 4 nhóm mặt hàng chính:
- Nguyên liệu và nhiên liệu: than, dầu thô, quặng khoáng sản, cây làm thuốc, các loại hạt có dầu và cao su thiên nhiên.
- Các loại nông sản: lƣơng thực, rau, gạo, sắn khô, các loại đậu, các loại rau quả, hạt điều.
- Các loại thuỷ sản: thuỷ sản tƣơi sống, thuỷ sản đông lạnh, rắn, rùa, ba ba
- Hàng tiêu dùng: đồ gỗ cao cấp, giầy dép, bột giặt
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô, trong đó dầu thô chiếm tỷ trọng lớn trong những năm 2001 đến 2004 (1471 triệu USD) nhƣng đến năm 2007 thì giam đáng kể xuống còn 281 triệu USD. Điều này phản ánh chính sách của Trung Quốc là không nhập khẩu những sản phẩm trong nƣớc sản xuất đƣợc mà chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất, tận dụng nguồn nhân công và máy móc, phƣơng tiện chế biến sẵn có trong nƣớc.Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhƣ hiện nay, nhu cầu về các mặt hàng nói trên của Trung Quốc ngày càng lớn. Xuất khẩu một số sản phẩm chế biến nhƣ giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, chè đang có xu hƣớng gia tăng. Đây sẽ là thuận lợi đối với Việt
Nam đẩy mạnh xuất khẩu khi khu vực mậu dịch tự do ACFTA đi vào hoạt động.
Lộ trình cắt giảm thuế theo Chƣơng trình thu hoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng nông thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc tiếp tục giảm xuống 0 - 5%. Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan CAFTA, tới đây Trung Quốc và các nƣớc ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông thƣờng.
Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phƣơng giữa hai nƣớc cũng đã có nhiều tác động tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam nhƣ kiểm dịch thuỷ sản và gạo, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã và sẽ đƣợc ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, việc Trung Quốc vẫn còn áp dụng chế độ ƣu đãi đối với hàng Việt Nam xuất khẩu qua đƣờng biên mậu vào Vân Nam đƣợc giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT là điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhƣ nông thuỷ sản, hàng chất lƣợng không cao thâm nhập vào thị trƣờng nội địa Trung Quốc.
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007
Mặt hàng 2001 2004 2007 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Dầu thô 591,4 52,65 1471 53,78 281,3 8,38 Hải sản 240 21,3 48,1 1,75 67,7 2,02 Rau quả 142,8 12,7 24,9 0,91 27,2 0,81
Mặt hàng 2001 2004 2007 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Cao su 51,2 4,56 357 13,05 838,8 24,99 Hạt điều 30,6 2,7 70,2 2,56 103,9 3,10 Than đá 18,7 1,66 134 4,89 650,6 19,38 Dệt may 15,3 1,36 14,8 0,54 43,6 1,30 Giầy dép 9,1 0,81 18,3 0,66 66 1,97 Đồ gỗ 8,4 0,75 35 1,27 167,7 5,0 Máy tính và linh kiện điện tủ - - 25,9 0,94 119,6 3,56
Nguồn: Tổng Cục thống kê; www.gos.gov.vn
Năm 2001 và 2004 dầu thô vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 52% và 53% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Nhƣng đến năm 2007 tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn hơn 8%. Theo đánh giá của các chuyên gia, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, tuy nhiên từ 2007 Việt Nam điều chỉnh giảm xuất khẩu mặt hàng này phục vụ cho hoạt động của nhà máy lọc dầu trong nƣớc.
Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cao su thiên nhiên, đây là mặt hàng nguyên liệu mà phía Trung Quốc có nhu cầu rất lớn. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 40% tổng lƣợng cao su của Việt Nam so với của hạt điều dƣới 30% hồ tiêu 20%, rau quả trên
50%, sắn lát khô 60%... Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam về cao su, mỗi năm nhập từ Việt Nam khoảng 10 vạn tấn, trong khi tổng sản lƣợng cao su xuất khẩu của Việt Nam khoảng trên 20 vạn tấn/năm. Các chuyên gia cho rằng, với nhu cầu về nguyên liệu cao su phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp mô, thời gian tới cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng ổn định. Năm 2004 giá trị xuất khẩu cao su chỉ đạt 51,2 triệu USD chiếm 4,56% kim ngạch xuất khẩu nhƣng đến năm 2004 là 13,05% và đến năm 2007 là 24,99% đạt 838,8 triệu USD dẫn đầu trong các mựt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Mặc dù có nhiều điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nhƣng theo Bộ Thƣơng mại, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tƣơng đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nƣớc này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc phục đƣợc khó khăn này khi cơ cấu sản xuất trong nƣớc và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trƣờng Trung Quốc so với chính hàng hoá cùng loại của Trung Quốc và các nƣớc khác còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa có sự thay đổi theo hƣớng tích cực trong tƣ duy, luôn có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản, các bộ ngành không chủ động tìm hiểu, tiếp cận, thâm nhập thị trƣờng, không tiếp cận đƣợc mạng lƣới tiêu thụ ổn định, bền vững và lâu dài. Do vậy, rất dễ bị động trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc.
Có nhiều nhân tố chủ yếu làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này, cụ thể là:
- Doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực nâng cao năng lực cung cấp của mình. Trong đó các ngành sản xuất nhóm hàng nguyên nhiên liệu đã tập trung đầu tƣ và mở rộng sản xuất, nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng, từ đó đã tăng giá trị và lƣợng xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Trong thời kỳ này, nền kinh tế Trung Quốc tăng trƣởng mạnh, trung bình khoảng 9%/năm. Do vậy nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu tăng mạnh. Trong khi đó Việt Nam có khả năng đáp ứng những mặt hàng thiết yếu nhƣ dầu thô, than đá, cao su…
- Ngoài ra, giá cả thị trƣờng thế giới đối với nhóm hàng nguyên nhiên liệu trong thời gian qua biến động mạnh, có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc nhƣ giá dầu, giá cao su… đặc biệt là giá dầu thô từ 2004 đến nay tăng rất mạnh, luôn giao động mức trên 100USD/thùng.
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng Trung Quốc đối với nhiều loại mặt hàng phù hợp với khả năng của mình nhƣ các sản phẩm từ nông sản, nguyên liệu, vi tính…
- Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp các địa phƣơng đã tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt hai bên đã duy trì đƣợc hình thức buôn bán chính ngạch và biên mậu, trong đó biên mậu có vai trò quan trọng trong việc tăng nhanh và xuất khẩu nhiều mặt hàng, tháo gỡ khó khăn cho những mặt hàng chƣa có chất lƣợng cao, không thể xuất khẩu sang các thị trƣờng khác.
- Về mặt Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thƣơng mại. Việc cung cấp thông tin thị trƣờng cho các doanh nghiệp, các địa phƣơng đã đƣợc chú ý hơn. Đặc biệt là hành lang pháp lý thuận tiện đã đƣợc tạo ra, đáp ứng quan tâm hợp tác của Trung Quốc đối với thị trƣờng Việt Nam, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh với Trung Quốc.
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 5 nhóm hàng chủ yếu:
- Thiết bị đồng bộ cho các nhà máy xi măng lò đứng, dây chuyền sản xuất đƣờng mía.
- Máy móc, phƣơng tiện vận tải, thiết bị y tế, thiết bị đo lƣờng, máy dệt, máy nông nghiệp.
- Nguyên liệu và nhiên liệu: sản phẩm dầu mỏ, xi măng, gang thép, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm hoá chất, thuốc nhuộm, nông dƣợc, phân bón.
- Lƣơng thực, thực phẩm: bột mỹ, đƣờng kính, dầu thực vật, trái cây, hạt giống.
- Hàng tiêu dùng và dƣợc phẩm: máy móc điện tử, quần áo, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh.
Nhƣ vậy Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho dệt may và da giày, phƣơng tiện giao thông, phân bón, hoá chất, xăng dầu. Trong số những mặt hàng nhập khẩu nói trên, nhiều mặt hàng Việt Nam đã sản xuất đƣợc nhƣng do giá cao hơn nên vẫn phải nhập khẩu. Đây là thách thức rất lớn đối với nƣớc ta khi khu vực mậu dịch tự do đi vào hoạt động. Các rào cản thƣơng mại đƣợc nới lỏng sẽ tạo thuận lợi cho hàng Trung Quốc thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam.
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007
Mặt hàng 2001 2004 2007 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Xăng dầu 231,7 7,44 739,8 16,6 464,6 3,72 Máy móc thiết bị và phụ tùng 219,4 7,04 607,1 13,62 2394,1 19,15 Phân bón 62,3 2,0 391,9 8,79 588,4 4,71 Nguyên phụ 74,1 2,38 290,2 6,51 339,3 2,71
và da giầy Sắt thép 54,7 1,76 409,5 9,18 2335,3 18,68 Chất dẻo nguyên liệu 5,0 0,16 22,3 0,5 - - Tân dƣợc 5,6 0,18 6,1 0,13 - - Vải các loại 1346,8 10,77 Linh kiện ô tô 187,9 1,5
Nguồn: Tổng Cục thống kê; www.gos.gov.vn
Vậy có phải ACFTA dẫn đến tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc và từ đó dẫn đến tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc hay không?
Theo chúng tôi có nhiều nhân tố dẫn tới điều này, đó là:
- Nhu cầu nhập khẩu sắt thép, nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm công nghiệp của Việt Nam từ thị trƣờng Trung Quốc tăng nhanh.
- Thuế quan và một số rào cản trong quan hệ thƣơng mại Việt – Trung đƣợc tháo bỏ nhằm phát triển quan hệ thƣơng mại hai nƣớc.
- Trung Quốc đã gia nhập WTO và Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Cả hai bên đều thực hiện nhiều biện pháp nhằm tự do hóa thƣơng mại ở mức cao hơn
- Những tiến triển của ACFTA thúc đẩy cả hai bên cắt giảm thuế quan theo lịch trình ACFTA.
Nhƣ vậy, ACFTA chỉ là một trong nhiều nhân tố tác động dẫ đến tình trạng trên.
2.2.2.2 Tác động tới thu hút đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam
Trƣớc kia, khi chƣa có ACFTA các nhà đầu tƣ vẫn khao khát chiếm lĩnh thị trƣờng Trung Quốc và chỉ có đầu tƣ vào Trung Quốc mới có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng khổng lồ này. Tuy nhiên, khi có ACFTA có nghĩa là không cần đầu tƣ vào Trung Quốc vẫn có thể chiếm lĩnh thị trƣờng Trung Quốc. Vì vậy khi thuế quan giữa Trung Quốc và Asean giảm, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể tăng đầu tƣ vào Việt Nam hoặc Asean rồi tiêu thụ trên thị trƣờng Trung Quốc. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong những năm qua tăng mạnh cũng một phần do có ACFTA. Đầu tƣ vào Việt Nam, sản xuất hàng hóa ở Việt Nam sau đó tăng xuất khẩu đƣa hàng hóa sang Trung Quốc, chính điều này làm quan hệ thƣơng mại Việt – Trung tăng lên. Điều đó là trên lý thuyết và thực tế cũng đã có những minh chứng rất điển hình.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến đầu tƣ của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm. Theo thống kê, năm 2006, đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc (không kể đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính) giảm 29,58% xuống 4,598 tỷ USD.