Quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép của Malaysia [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn đầu tư công ở việt nam (Trang 33 - 36)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

* Đánh giá kế hoạch của năm trước

1.2.1.2 Quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép của Malaysia [2]

Hiện nay, Malaysia đang áp dụng mơ hình quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép để tiến hành lập và quản lý

Phương pháp này được Chính phủ Malaysia cụ thể là Ủy ban kinh tế kế hoạch (EPU) áp dụng cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm các chương trình đầu tư cơng trong các lĩnh vực ưu tiên tất cả các thời hạn: Dài hạn, Trung hạn và Ngắn hạn.

Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là bước đầu tiên. Ngồi ra, cần có sự lồng ghép giữa lập kế hoạch, các nguồn lực, triển khai thực hiện và các kết quả đạt được. Các hợp phần lồng ghép chính: Lập kế hoạch phát triển, Lập kế hoạch ngân sách, Kế hoạch nhân sự, Theo dõi, đánh giá, và ra quyết định dựa trên các căn cứ về kết quả đạt được.

Hình 1.4: Các yếu tố của hệ thống Quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép

Nguồn: Arunaselam, R. (2012), Quản lý thực hiện và hệ thống theo dõi & đánh giá có sự lồng ghép phục vụ kế hoạch phát triển quốc gia, Hội thảo “Những kinh nghiệm quốc tế về công tác chuẩn bị, cách thức và quản lý lập kế hoạch đầu tư trung hạn và phân cấp đầu tư công”, Hạ Long, 2012

Dựa trên 5 yếu tố trên, quy trình quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép được tiến hành theo bảng 1.3.

Bảng 1.3: Quy trình thực hiện trong hệ thống quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép

STT Tên bƣớc Mô tả Mục tiêu

1

Lập kế hoạch phát triển có sự lồng ghép

Phương pháp được cấu trúc và hệ thống đối với lập kế hoạch phát triển với sự kết hợp đầy đủ ngang- dọc tập trung vào kết quả

- Xác định rõ các ưu tiên và kết quả cấp quốc gia.

- Được phân cấp cho các cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả.

của chương trình và ảnh hưởng của nó

- Tập trung vào phương pháp tiếp cận chương trình và các kết quả đa cấp.

- Lồng ghép qua chương trình và trong các cơ quan thực hiện.

2 Lập kế hoạch ngân sách dựa trên kết quả Cung cấp một hệ thống lập kế hoạch ngân sách dựa trên kết quả kết hợp đối với việc lập kế hoạch và quản lí các nguồn tài chính nhằm hướng các chính sách gần hơn với thực tế

- Ngân sách thực hiện và phát triển lồng ghép.

- Ngân sách cuốn chiếu để bảo đảm cho những bất ổn về ngân sách. - Trách nhiệm giải trình và thực thi giá trị tiền tệ.

- Ngân sách được sử dụng để đảm bảo việc thực thi ở các cấp.

3 Kết quả hoạt động của bộ máy nhân sự

Đảm bảo kết quả hoạt động của cán bộ ở từng cấp liên kết có hệ thống với hoạt động bền vững của dự án

- Do chi phí nhân sự chiếm 40 -50% ngân sách của quốc gia nên thành công của Kế hoạch phát triểm kinh tế xã hội phụ thuộc vào công tác nhân sự.

- Kết quả phân bổ dịch vụ phụ thuộc vào công tác nhân sự.

- Công tác nhân sự lồng ghép trong công tác lập kế hoạch và ngân sách.

4

Theo dõi và đánh giá

Ủy nhiệm việc theo dõi và đánh giá được cấu trúc nhằm hỗ trợ việc quản lí kết quả chương trình hệ thống

- Đo lường công tác thực hiện theo cơ cấu và hệ thống

- Báo cáo thực hiện thường xuyên và hệ thống

- Hệ thống Theo dõi và Đánh giá cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy

5 Hệ thống thông tin

Cung cấp thông tin được xem xét nhằm hỗ trợ việc

quản lý ra quyết định nhằm cải thiện chương trình và điểu chỉnh chiến lược và chính sách

- Ra quyết định dựa trên bằng chứng thực tế ở các cấp

Nguồn: Arunaselam, R. (2012), Quản lý thực hiện và hệ thống theo dõi & đánh giá có sự lồng ghép phục vụ kế hoạch phát triển quốc gia, Hội thảo “Những kinh nghiệm quốc tế về công tác chuẩn bị, cách thức và quản lý lập kế hoạch đầu tư trung hạn và phân cấp đầu tư công”, Hạ Long, 2012

Theo kinh nghiệm của Malaysia, nếu thực hiện theo mơ hình trên, việc lập kế hoạch đầu tư tổng thể sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn. Các dự báo và số liệu chính xác sẽ giúp cho q trình ra quyết định đúng mục tiêu hơn. Mơ hình này cũng giúp tăng cường mối liên hệ giữa chính sách đầu tư và ngân sách thực hiện đầu tư, giảm ngân sách bổ sung, có quyết định phân bổ và sử dụng ngân sách hợp lý hơn. Công tác nhân sự cũng được cải thiện, không chỉ nguồn nhân lực được nâng cao trình độ, mà sự tập trung của các cán bộ công chức cũng tăng lên. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến việc chính sách đầu tư hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn đầu tư công ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)