- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:
* Đánh giá kế hoạch của năm trước
2.4.2.1. Về mặt tổng thể quy trình lập kế hoạch đầu tƣ công:
Sau Đổi mới, quy trình lập kế hoạch đầu tư cơng đã có những cải tiến để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, có nghĩa là xuất phát từ nhu cầu thực sự của xã hội đối với các dự án đầu tư công. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là chuyển phương thức lập kế hoạch top down sang bottom up. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên quy trình lập kế hoạch đầu tư công ở Việt Nam chưa thực sự được gọi là quy trình “từ dưới lên”. Nó chưa phát huy được ưu thế tận dụng nguồn lực xã hội, thậm chí thể hiện khuyết điểm dàn trải và quản lý kém.
Theo lý thuyết, việc lập kế hoạch từ dưới địa phương, bộ ngành với sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng, đối tượng thực hiện, và các cơ quan tổ chức tham vấn
khác sẽ giúp kế hoạch sát với tình hình thực tế hơn. Nhưng trong thực tế, ở Việt Nam, do kế hoạch không thực sự do “dân” bàn, “dân” lập, dân “triển khai”, mà mới chỉ dừng ở bước các cán bộ hành chính nhà nước cấp địa phương và bộ ngành thực hiện lập kế hoạch. Một số đơn vị có thể có sự tham gia của người dân, song chỉ ở mức tham vấn và mức độ ảnh hưởng ít.
Hình 2.6: Quy trình bottom up
Nguồn: Mơ hình hóa của tác giả
Khơng những chưa phát huy được lợi thế của quy trình lập kế hoạch bottom up mà việc lập kế hoạch từ địa phương, bộ ngành còn tạo ra quan điểm cục bộ mang tính vùng, lãnh thổ, ngành. Đơn vị nào cũng mong muốn tối đa hóa lợi ích của đơn vị mình, và khơng quan tâm đến lợi ích chung tổng thể. Quy trình này dẫn đến sự phân bổ vốn dàn trải, và kém hiệu quả xét trên mặt tổng thể nền kinh tế.
Phân tích từng cơ chế cụ thể trong quy trình sẽ làm rõ hơn ảnh hưởng tiêu cực của q trình lập kế hoạch khơng hiệu quả đến đầu tư công không hiệu quả