Thời gian của phụ nữ trong công việc gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 72)

Tiêu chí

Kết quả

Nghi Phƣơng Nghi Lâm Nghi Trung Bình quân

Giờ thực hiện (giờ) Tỷ trọng (%) Giờ thực hiện (giờ) Tỷ trọng (%) Giờ thực hiện (giờ) Tỷ trọng (%) Giờ thực hiện (giờ) Tỷ trọng (%)

Công việc nội trợ 1,762 7,34% 1,895 7,90% 1,90 7,92% 1,846 7,69%

Chăm sóc gia đình 1,857 7,74% 1,605 6,69% 1,633 6,80% 1,709 7,12% Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2013

Theo kết quả trong biểu trên công việc giành cho nội chợ bình quân một phụ nữ phải làm tính chung cho 3 xã là 1,846 giờ/ngày (chiếm 7,69% quỹ thời gian trong ngày) trong đó giành thời gian cho công việc nội chợ lớn nhất là xã Nghi Trung với mức bình quân 1,90 giờ/ngày phụ nữ giành cho việc nội chợ (chiếm 7,92% quỹ thời gian chung trong ngày), thứ hai là xã Nghi Lâm với mức bình quân là 1,895 giờ/ngày (chiếm 7,90% quỹ thời gian chung) và cuối cùng là xã Nghi Phương với mức bình quân là 1,762 giờ/ngày (chiếm 7,34% quỹ thời gian trong ngày).

Với công việc chăm sóc gia đình như giặt, dọn dẹp nhà cửa…phụ nữ cũng giành quỹ thời gian tương đương với công việc nội trợ. Bình quân quỹ thời gian giành cho chăm sóc gia đình là 1,709 giờ/ngày (chiếm 7,12% quỹ thời gian trong ngày) trong đó sử dụng quỹ thời gian cao nhất cho công việc này là xã Nghi Phương với mức bình quân 1,875 giờ/ngày (chiếm 7,74% quỹ thời gian trong ngày), thứ hai là xã Nghi Lâmvới mức bình quân là 1,605 giờ/ngày (chiếm 6,69% quỹ thời gian trong ngay), cuối cùng là xã Nghi Trung với mức bình quân thấp nhất 1,633 giờ/ngày (chiếm 6,80% quỹ thời gian

trong ngày).

Như vậy trong một ngày với quỹ thời gian sử dụng là 24 giờ việc người phụ nữ tham gia làm công việc gia đình, nội trợ cũng đồng nghĩa với người phụ nữ phải hi sinh thời gian để làm công việc khác (ngủ, nghỉ, thăm bạn bè….)Việc người phụ nữ càng giành nhiều thời gian cho công việc chăm sóc gia đình càng thể hiện vai trò quan trọng của người phụ nữ mà không thể thay thế được.

3.2.3. Những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

3.2.3.1. Những kết quả đạt được.

Với sự ra đơi của Luật bình đẳng giới năm 2006 của Việt Nam phụ nữ hiện nay ngày càng đóng góp vai trò quan trọng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế khi trên khắp các mặt trận, khắp các chức danh đều có sự tham gia của phụ nữ. VỚi trên 70% dân số sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn với trên 50% là phụ nữ sinh sống chúng ta càng phải nhìn nhận sâu sắc hơn nữ vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế HGĐ.

Là một huyện có xuất phát điểm là nông thôn,lạc hậu với nhiều hủ tục còn tồn tại Nghi Lộc hiện có trên 90% dân số sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn trong đó phụ nữ cũng chiếm trên 50% LLLĐ chính vì vậy việc thực hiện nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ là rất cần thiết. Qua quá trình thực hiện hiện nay đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, hiện nay vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế HGĐ

đã được cải thiện đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua việc tham gia sử dụng các nguồn lực mới (nguồn vốn vay ngân hàng, Quỹ TDND…) hay việc kiểm soát các nguồn lực hiện có (đất, thu nhập gia đình…). Mặc dù chưa nhiều nhưng hiện nay có khoảng 20% phụ nữ được điều tra đứng tên đăng ký

chủ hộ. Hay việc vay vốn và sử dụng vốn cũng có sự tham gia nhiều của phụ nữ với minh chứng có tới 57,69% phụ nữ được tham gia vào việc quyết định vay vốn của HGĐ và 85,58% phụ nữ được tham gia vào việc quyết định sử dụng nguồn vốn vào các mục đích khác nhau từ kinh doanh thương mại – dịch vụ tới chăn nuôi ….

Thứ hai, hiện nay sự đóng góp của phụ nữ trong chuỗi giá trị sản xuất

không chỉ các ngành nghề truyền thống (nông nghiệp) tăng cao mà cả những ngành nghề mới như thương mại - dịch vụ cũng không ngừng tăng lên.

Điều này được lí giải bởi sự tham gia nhiều khâu khác nhau trong quá trình sản xuất, điều đó chúng tỏ sự đóng góp và vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển kinh tế HGĐ tại nông thôn là không thể thay thế được. Khi mà trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là ngành nghề truyền thống hiện nay đã được cơ giới hóa nhiều nhưng phụ nữ vẫn tham gia với tỷ lệ rất lớn. Có những công việc như cấy, bón phân có những xã tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm tới 100% điều này thể hiện vai trờ không thể thiếu của phụ trong sản xuất nông nghiệp.

Không những vậy với ngành nghề thương mại – dịch vụ mặc dù có quy mô chưa lớn nhưng sự tham gia của phụ nữ trong việc tạo chuỗi giá trị cũng vô cùng quan trọng khi mà phần lớn các hoạt động dịch vụ chỉ diễn ra tại nhà hoặc trong vùng người phụ nữ sinh sống, đây là những công việc cần nhiều thời gian nhưng không quá nặng nhọc tương đối phù hợp với hình thức cung cấp dịch vụ tại nông thôn.

Thứ ba, hiện nay với việc tự do và bình đẳng trong nhiều hoạt động phụ

nữ đã có cơ hội tham gia nhiều hoạt động xã hội ,cộng đồng tạo điều kiện cho phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ.

Hiện nay trung bình 3 xã có trên 20% vị trí cấp Ủy xã có sự tham gia của phụ nữ, trên 22% HĐND có sự tham gia của phụ nữ và có trên 34% BCH

đoàn thanh niên có sự tham gia của phụ nữ. Đây đều là những vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của xã bên cạnh đó cấp chi bộ cơ sở, các tổ chức, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cũng có sự tham gia của phụ nữ.

Thứ tƣ, hiện nay vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ ngày

càng được nâng cao rõ rệt, điều này không chỉ thể hiện ở việc chăm sóc gia đình, hỗ trợ gia đình trong sản xuất hiện nay tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất trực tiếp cũng rất lớn.

Quỹ thời gian của phụ nữ giành cho sản xuất tạo thu nhập chiêm tỉ trọng lớn. Theo kết quả điều tra 150 HGĐ tại 3 xã có thể thây phụ nữ luôn sử dụng trên 40% quỹ thời gian của mình cho hoạt động tạo thu nhập cho gia đình như phụ nữ tại xã Nghi phương luôn giành khoảng 42,21% thời gian cho hoạt động tạo thu nhập, phụ nữ tại Nghi Lâm giành 46,47% cho hoạt động tạo thu nhập và phụ nữ tại xã Nghi Trung giành tới 41,35% thời gian cho hoạt động tạo thu nhập cho gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)