Trình độ văn hóa của phụ nữ nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 67)

Tiêu chí

Kết quả

Nghi Trung Nghi Lâm Nghi Phƣơng Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Chưa hết cấp 1 2 4 5 10 - - Hết cấp 1 chưa hết cấp 2 7 14 8 16 3 6 Hết cấp 2 chưa hết cấp 3 25 50 29 58 44 88 Tốt nghiệp cấp 3 15 30 8 16 3 6 Trên trình độ cấp 3 1 2 - - - -

Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra năm 2013

Qua kết quả điều tra có thể thấy rõ trình độ phụ nữ chỉ ở mức độ phổ thông là chủ yếu, nhìn chung trình độ của phụ nữ trong HGĐ nằm trong khoảng từ cấp 1 đến trình độ cấp 3. Nhưng tập trung nhiều nhất vào mức trình độ học hết cấp 2 nhưng chưa tốt nghiệp cấp 3 con số này ở xã Nghi Trung là lớn nhất 44 người (chiếm 88%), tiếp theo là xã Nghi Lâm với 29 người (chiếm 58 %) và cuối cùng là xã Nghi Phương với 25 người (chiếm 50%).

Trình độ ở mức trên mức THPT tức là TCCN, cao đẳng hay đại học rất ít, trong 150 HGĐ tham gia điều tra chỉ có duy nhất 01 trường hợp có trình độ đại học tại xã Nghi Phương (chiếm 2%), còn lại tại các xã Nghi Lâm Không hề có.

Mặc dù có trình độ văn hóa không cao nhưng nhìn chung đã ở mức phổ thông số phụ nữ chưa học hết cấp 1 không nhiều thậm chí tại xã Nghi Trung tất cả các phụ nữ đều có trình độ từ cấp 2 trở lên, xã Nghi Phương chỉ có 2

Để so sánh được rõ ràng hơn về trình độ văn hóa của phụ nữ tại 3 xã Nghi Lâm, Nghi Phương và Nghi Trung có thể dựa vào biểu đồ sau:

Biểu đồ số 3.1: So sánh trình độ văn hóa của phụ nữ tại các HGĐ điều tra

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2013 Trong đó:

+ TT: Khu vực xã Nghi Phương + NPT: Khu vực xã Nghi Lâm + TB: Khu vực xã Nghi Trung

+ Dưới cấp 1: Trình độ văn hóa dưới cấp 1 của phụ nữ. + C1 – C2 : Tốt nghiệp cấp 1 nhưng chưa tốt nghiệp cấp 2. + C2 – C3: Tốt nghiệp cấp 2 nhưng chưa tốt nghiệp cấp 3,

+ Tốt nghiệp C3: Đã tốt nghiệp cấp 3 nhưng chưa đi học trên cấp 3. + Trên C3: Đã và đang học TCCN, cao đẳng, đại học.

Vai trò thứ hai của phụ nữ nông thôn trong các HGĐ điều tra được đánh giá trong việc truyền bá kiến thức của mình cho con cái. Được thể hiện thông qua sự dậy bảo và định hướng cho con cái trong học hành và định hướng nghề nghiệp. Việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình đã được trình bầy trong phần 3.1.2.5 về “Vai trò trong kiểm soát các nguồn lực của hộ”

vậy trong phần này chỉ đánh giá tiêu chí kèm dậy con cái trong học hành, chỉ tiêu được đánh giá chính là thời gian kèm dậy con học của phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)