Nguồn thông tin
Kết quả
Nghi Phƣơng Nghi Lâm Nghi Trung Bình quân SL (ngƣời) Tỷ trọng (%) SL (ngƣời) Tỷ trọng (%) SL (ngƣời) Tỷ trọng (%) SL (ngƣời) Tỷ trọng (%) Từ chồng 25 50 20 40 10 20 55 36,67 Hội, đoàn thể 8 16 9 18 26 52 43 28,67 Truyền thông 12 24 2 4 9 18 23 15,33 Bạn bè 3 6 17 34 3 6 23 15,33 Bản thân 2 4 2 4 2 4 6 4,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2013
Qua kết quả điều tra biểu số 3.7 trên có thể thấy hiện nay tại các HGĐ
trên địa bàn huyện Nghi Lộc phụ nữ thường lấy thông tin từ các nguồn rất gần gũi với họ như từ chồng, từ hội, đoàn thể, truyền thông và bạn bè.
Trong số các nguồn thông tin trên nguồn có vai trò quan trọng nhất phải kể tới nguồn thông tin từ chồng và hội đoàn thể khi mà mức bình quân chung theo khảo sát 150 phụ nữ tại 150 HGĐ trên 3 xã có 55 phụ nữ thường xuyên lấy thông tin từ chồng (chiếm 36,67%) và 43 phụ nữ thường xuyên lấy thông tin từ các hoạt động hội và đoàn thể (chiếm 28,67%).
Nguồn thông tin từ truyền thông và từ bạn bè được phụ nữ sử dụng như nhau với 23 người thường xuyên lấy thông tin từ hai nguồn trên (chiếm 15,33%). Nguồn thông tin được lấy thấp nhất từ nguồn chính là bản thân tìm hiểu qua sách bảo, kinh nghiệm sống của bản thân, chỉ có 6 phụ nữ sử dụng
tiếp cận xã hội người phụ nữ tự đúc rút kinh nghiệm cho minh.
Như vậy hiện nay phần lớn phương thức tiếp cận thông tin của phụ nữ đều rất thụ động , việc nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ nông thôn hiện nay rất thiếu chủ động các nguồn thông tin nhiều khi vô tình người phụ nữ biết được. Thực tế hiện nay có rất ít phụ nữ nông thôn ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin bởi vậy họ chỉ tiếp cận thông tin gián tiếp chưa có sự chủ động trong tiếp cận thông tin điều này nên được cải thiện trong tương lai.
3.2.2.4. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ.
Nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất thông thường bao gồm 3 nguồn chính là lao động, vốn và đất đai. Như đã trình bầy việc kiểm soát và quyết định các nguồn lực liên quan đến đất đai ở trên chính vì vậy trong phần này tập trung đánh giá vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực là vốn sản xuất.
Nguồn vốn được sử dụng theo quy trình bắt đầu là tạo vốn, sử dụng vốn và chi trả nguồn vốn, nếu nguồn vốn đi vay chính là trả lãi suất cho nguồn vốn. Bên cạnh đó việc phân bổ nguồn lực cho các công viêc như phân công công việc trong sản xuất kinh doanh, lựa chọn con giống sản xuất hay mua sắm sửa chữa lớn trong gia đình cũng thể hiện mức độ kiểm soát nguồn lực và vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Nguồn vốn của các HGĐ nông thôn chủ yếu có được từ hai nguồn chính từ sản xuất và đi vay. Đầu tiên là nguồn vốn đi vay của HGĐ, việc vay vốn của các HGĐ trong diện điều tra bao gồm 104 HGĐ trong đó xã Nghi phương có 38 hộ, Nghi Lâm 26 hộ và Nghi Trung 40 hộ. Phần lớn trong các HGĐ điều tra việc vay vồn và sử dụng vốn đều có sự thống nhất chỉ có khâu sử dụng vốn và chi trả lãi suất hàng năm, hàng tháng có thể được đảm nhiệm bởi vợ hoặc chồng trong gia đình. Các nguồn vốn đi vay của gia đình chủ yếu vay
từ quỹ TDND hay ngân hàng NN&PTNT, thậm chí vay người thân, bạn bè… Việc đi vay và sử dụng nguồn vốn đi vay được thể hiện trong biểu số 3.8 về “Nguồn vốn đi vay và sử dụng nguồn vốn đi vay”. Qua biểu số 3.8 có thể thấy trong cơ cấu chung của 104 HGĐ được điều tra có thể bao gồm một số khâu thể hiện qua biểu số 3.8 về “Nguồn vốn đi vay và sử dụng nguồn vốn đi vay” như sau:
-Với khâu quyết định vay vốn: Ban đầu tổng 3 xã có 38 HGĐ phụ nữ là người quyết định vay vốn (chiếm 36,54%). Đồng thời việc bàn bạc vay vốn giữa chồng và vợ cũng được thực hiện tại 22 trên tổng số 104 HGĐ (chiếm 21,15%), còn lại tại 44 HGĐ việc vay vốn hoàn toàn do người chồng quyết định (chiếm 42,31%) mà không có sự tham gia và góp mặt của người phụ nữ.
Nhìn chung sự tham gia của phụ nữ ở mức độc lập và bàn bạc với người chồng để quyết định việc vay vốn ở cả 3 xã đều ở mức tương đương nhau.