0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

.6 Trung tâm dịch vụ thẻ:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM.DOC (Trang 27 -30 )

. IINGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG

1. .6 Trung tâm dịch vụ thẻ:

Trung tâm dịch vụ thẻ trực thuộc Ngân hàng phát hành thẻ, là đại diện trực tiếp của ngân hàng trong quan hệ đối ngoại về phát hành, cấp phép, tra soát, thanh toán thẻ và quản lý rủi ro. Trung tâm dịch vụ thẻ thường đứng ra ký hợp đồng sử dụng thẻ, cung cấp thẻ và các dịch vụ kèm theo cho người sử dụng thẻ, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của thẻ. Ngồi ra, trung tâm dịch vụ thẻ cịn đảm nhận việc cung cấp các thiết bị chuyên dùng cho các CSCNT để phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ.

. 2Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

Hoạt động của các chủ thể trong kinh doanh và sử dụng thẻ trong tời gian qua chủ yếu dựa và hai nguồn chính. Đó là các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của các Tổ chức thẻ Quốc tế ban hành.

Trong đó, hiện nay NHNNVN mới chỉ ban hành hai văn bản đề cập đến thanh toán thẻ.

Thứ nhất là thể lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ban hành kèm theo quyết

định số 22/QĐ- NH1 ngày 21/02/1994. Tịa Phần 1, mục IIG, điều 24 quy định về thanh tốn thẻ. Theo thể lệ này, thẻ thanh tốn có nhiều loại nhưng chủ yếu là 3 loại chính là Thẻ ghi nợ, Thẻ ký quỹ thanh tốn, và thẻ tín dụng. Cụ thể:

- Thẻ ghi nợ: Áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh tốn thường xun, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xem xét quyết định.

Mỗi thẻ có hạn mức thanh tốn tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán trong phạm vi hạn mức của thẻ.

- Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh tốn bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ.

27

NHPHT

NHTTT

- Thẻ tín dụng: Áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

Ngồi ra cịn một số quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

Nội dung của Quyết định này đề cập cịn khá sơ lược về thanh tốn thẻ. Mặt khác, chưa có sự rõ ràng giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Theo khái niệm như trên thì hai loại này gần như là tương tự nhau.Tuy nhiên, vào thời điểm ban hành quy chế này, hoạt động thẻ của nước ta chưa phát triển, các ngân hàng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy việc tồn tại những hạn chế như trên cũng là khó tránh khỏi.

Thứ hai là quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng, ban hành

kèm theo quyết đinh số 371/1999/QĐ- NHNN1 ngày 19/01/1999. Quy chế này ra đời trong khi hoạt động thanh tốn thẻ của Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển mới, địi hỏi phải có hành lang pháp lý cụ thể và đầy đủ hơn. Đồng thời cũng nhằm khắc phục những hạn chế của Thể lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Có thể nói Quy chế này là đầy đủ và cụ thể nhất trong các quy định liên quan đến thanh toán thẻ từ trước tới nay. Quy chế gồm 8 chương và 31 điều quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể trên thị trường thẻ của Việt Nam. Đồng thời cũng có sự phân biệt cụ thể giữa các loại sản phẩm thẻ như thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế,…Các loại thẻ này được thống nhất gọi chung là thẻ Ngân hàng. Quy chế cũng có sự rõ ràng giữa thẻ thanh tốn và thẻ tín dụng, cùng các quy định về các vấn đề: Điều kiện phát hành thẻ, điều kiện sử dụng thẻ, phạm vi và thời hạn sử dụng thẻ, các trường hợp mất thẻ cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trên thị trương thẻ…

Tuy nhiên, quy chế này cịn có hạn chế là chưa đề cập cụ thể về vấn đề quản lý ngoại hối đối với sử dụng thẻ ở nước ngồi. Trong đó cần quy định cụ thể số tiền tối đa mà các chủ thẻ có thể sử dụng để thanh tốn ở nước ngồi mà khơng cần khai báo với cơ quan hải quan. Đồng thời, quy chế cũng chưa cụ thể quá trình nghiệp cụ phát hành thẻ tại NHTM , các quy định liên quan đến giao dịch qua Internet, qua máy rút tiền tự động ATM.

28

NHPHT

NHTTT

Trong quá trình gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thẻ đầy mới mẻ ,các văn bản này ra đời là hành lang pháp lý quan trọng và cần thiết với các chủ thể tham gia trên thị trường thẻ, đặc biệt là đối với các NHTM. Gần đây nhất, với sự ra đời của Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ngày 29/11/2005 cũng đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán thẻ.

Bên cạnh sự điều chỉnh của các quy định của NHNNVN, Các chủ thể trên thị trường thẻ nước ta còn chịu chi phối bởi các quy định của các tổ chức thẻ quốc tế. Đặc điểm nổi bật của các quy định này là luôn nhằm bảo vệ uy tín về thương hiệu của các TCTQT. Vì vậy, nội dung các quy định thường rất chặt chẽ, cụ thể và mang tính áp đặt. Các vấn đề được các TCTQT quy định như:

- Quy định về tiêu chuẩn trong thiết kế sản phẩm.

- Quy định về hạn mức thẻ.

- Quy định về trách nhiệm của các thành viên (NHTT, NHPH, các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến thẻ).

- Quy định về giải quyết các xung đột, khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên…

Các tổ chức này còn áp dụng các biện pháp xử phạt rất nặng nề đối với các thành viên vi phạm.

. 3Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh thẻ của NHTM

Với 5 chủ thể chính trên thi trường thẻ là : NHPH, NHTT, Chủ thẻ, ĐVCNT, và Tổ chức thẻ quốc tế thì hoạt động kinh doanh thẻ có thể được khái qt theo mơ hình sau: 1. NHPTT phát hành thẻ cho chủ thẻ.

Hội thẻ QT

Chủ thẻ

ĐVCNT

NHPHT

NHTTT

4

5

6

7

8

9

1

2. Khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ. Giao dịch viên kiểm tra thẻ và quẹt thẻ qua POS.

3. ĐVCNT gửi yêu cầu cấp phép phê duyệt giao dịch đến NHTTT.

4. NHTTT gửi yêu cầu cấp phép giao dịch đến Hiệp hội thẻ Quốc tế (Visa, MasterCard…)

5. Hiệp hội thẻ Quốc tế chuyển yêu cầu cấp phép giao dịch đến NHPHT. 6. NHPHT chuyên trả lời (chấp nhận hoặc từ chối) tới Hiệp hội thẻ quốc tế.

7. Hiệp hội thẻ quốc tế chuyển tiếp trả lời tới NHTTT.

8. NHTTT chuyển tiếp trả lời tới ĐVCNT.

9. ĐVCNT hoàn tất giao dịch.

Tất cả các giao dịch trên chỉ diễn ra trong vài giây.

Như vậy, về phía ngân hàng, hoạt động kinh doanh thẻ tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là Nghiệp vụ phát hành thẻ và nghiệp vụ thanh toán thẻ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM.DOC (Trang 27 -30 )

×