7. Kết cấu của luận văn:
1.4. Phát triển cho vay khách hàng cá nhân
1.4.3. Những nhân tố tác động đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân
1.4.3.1. Nhân tố chủ quan
- Tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng: Như đã nói ở phần trên để phát
triển các nghiệp vụ dành cho khách hàng cá nhân rất tốn kém: phải mở nhiều chi nhánh để khách hàng dễ dàng tiếp cận và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều nơi, cần có đội ngũ nhân viên đơng và dày dặn kinh nghiệm, chi phí quảng cáo lớn để quảng bá thương hiệu…Vì vậy tiềm lực tài chính cũng là một yếu tố không thể thiếu để phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân rất đông, mỗi
người có tâm lý khác nhau nhưng nhìn chung đã liên quan đến vấn đề tài chính họ thường sợ bị lừa đảo. Để kéo khách hàng về phía mình ngân hàng phải xây dựng được uy tín trong lịng khách hàng để kéo khách hàng về phía ngân hàng mình. Chắc chắn rằng khách hàng sẽ thích làm việc với một ngân hàng đã có uy tín trên thì trường hơn là làm việc với một ngân hàng chưa có hoặc uy tín khơng cao.
- Chính sách cho vay KHCN: Ngân hàng muốn phát triển cho vay KHCN thì các cấp lãnh đạo phải đưa ra các quy định, chính sách làm cơng cụ thuận tiện. Khi có các chính sách khuyến khích, các cán bộ tín dụng có thể dễ dàng mở rộng cho vay, mở rộng khách hàng và tăng dư nợ cũng như doanh số cho vay. Nếu khơng có các chính sách khuyến khích phát triển cho vay KHCN thì các cán bộ tín dụng cá nhân nếu muốn phát triển cho vay KHCN cũng rất khó.
- Tổ chức bộ máy của ngân hàng: Tổ chức bộ máy của ngân hàng tốt sẽ
khiến công việc được phân cấp rõ ràng và mức độ chun mơn hóa trong cơng việc sẽ cao dẫn tới năng suất đạt được sẽ cao hơn. Phân công rõ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận khiến nhân viên không thể đùn đẩy và phải chịu trách nhiệm về cơng việc mình làm tạo động lực tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bộ máy tổ chức hợp lý sẽ làm cho công việc diễn ra trôi chảy tránh những thủ tục, những khâu không cần thiết . Ngược lại một bộ máy được tổ chức không tốt sẽ cản trở đến tiến tŕnh làm việc cũng như giảm năng suất công việc
- Trình độ cán bộ nhân viên: đội ngũ nhân viên trình độ cao dày dặn kinh nghiệm sẽ xử lý công việc nhanh, giải quyết được những tình huống khó, những tình huống bất ngờ, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thúc đẩy hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Đặc biệt khi giao dịch với khách hàng cá nhân, một khách hàng có nhiều nhu cầu khác nhau địi hỏi nhân viên ngân hàng phải am hiểu sâu rộng các nghiệp vụ khác nhau mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng. Khơng chỉ trình độ mà cả thái độ của nhân viên ngân hàng với khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mỗi khách hàng có tính cách khác nhau nhưng địi hỏi nhân viên ln luôn phải niềm nở, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng. Có như
vây mới kéo khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng được.
- Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin: Công nghệ mà ngân
hàng đang sử dụng ảnh hưởng tới chi phí ngân hàng bỏ ra, sự tiện lợi mà ngân hàng mang tới cho khách hàng. Thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng là chìa khóa để ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Hệ thống kĩ thuật công nghệ thông tin sẽ là công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, bảo đảm an tồn hiệu quả, quản lý khách hàng, kiểm sốt tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên cơng nghệ thơng tin thay đổi rất nhanh vì vậy các dịch vụ ngân hàng trên nền công nghệ thông tin cao cũng phải thường xuyên đổi mới đa dạng cho phù hơp.
1.4.3.2. Nhân tố khách quan
- Tính ổn định và sự phát triển của nền kinh tế:
Nền kinh tế ổn định và đang có đà tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho người dân nâng cao khả năng tiêu dùng (cầu hàng hóa) cũng như khuyến khích người dân thêm động lực để vay vốn đầu tư, phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh cá nhân của mình do nền kinh tế có ổn định, hàng hóa, sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới có thể có đầu ra, hoạt động kinh doanh vì thế mới sinh lời, và lúc này tín dụng ngân hàng sẽ là kênh được mọi người tiếp cận để khởi tạo và phát triển các ý tưởng kinh doanh trên thực tế. Trường hợp ngược lại, nền kinh tế kém phát triển hay rơi vào suy thoái, thu nhập người dân giảm, dẫn đến khơng có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cho cá nhân và gia đình, đồng thời, người dân cũng khơng có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh cá nhân do kinh tế khó khăn, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rõ tình hình sức khỏe của nền kinh tế tác động đến hoạt động tiêu dùng cá nhân và tín dụng cá nhân trong nền kinh tế.
- Chính sách phát triển tín dụng của Chính phủ: Tùy thuộc tình hình kinh
tế của đất nước, Chính phủ và NHNN sẽ đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp để định hướng nền kinh tế. Điều này tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng. Khi cần tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoạt động và các sản phẩm cho vay sẽ được các NHTM đẩy mạnh và phát triển
hơn, trường hợp ngược lại, khi cần hạn chế tín dụng, tránh tăng trưởng q nóng, Chính phủ và NHNN sẽ có những chính sách nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, khi đó, việc phát triển hoạt động cho vay sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với chính sách chung của Nhà nước.
- Môi trƣờng pháp lý:Mọi chế độ, quy định, chính sách cấp tín dụng nói
chung và tín dụng cá nhân nói riêng của ngân hàng gắn chặt với các quy định của pháp luật nhà nước. Mọi cá nhân và tổ chức kinh tế căn cứ vào qui định của pháp luật để hoạt động. Do đó mơi trường pháp lý trong nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM.
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng: Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng luôn
diễn ra gay gắt và khốc liệt. Tại thị trường Việt Nam, bán lẻ là một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân. Trong số các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ, cho vay cá nhân ln là sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhất giữa các ngân hàng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng mang lợi lợi ích cho khách hàng khi có thể lựa chon ngân hàng có dịch vụ và sản phẩm kinh doanh phù hợp với điều kiện của mỗi khách hàng. Do vậy, các ngân hàng liên tục phải tự đổi mới mình về mọi mặt, bao gồm dịch vụ, marketing, chính sách, sản phẩm cho vay.v.v.. để tiếp thị và tiếp cận với khách hàng, nhằm tăng thị phần và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.