.1 Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT CA tại công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) 001 (Trang 35 - 40)

STT Các yếu tố Trọng số Công ty Đối thủ cạnh tranh 1 Đối thủ cạnh tranh 2 Đối thủ cạnh tranh 3 Đối thủ cạnh tranh 4 1 Chất lượng dịch vụ 2 Giá cước

3 Thời gian cung cấp 4 Uy tín thương hiệu 5 Tính độc đáo của dịch vụ 6 Công tác CSKH

7 Các hoạt động xúc tiến bán

Nguồn:[37]

1.3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của dịch vụ

Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh được thực hiện theo các bước sau - Bước1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ và được tập hợp thành 2 nhóm yếu tố như trên đã phân tích: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và liệt kê chi tiết các yếu tố nằm trong các nhóm đó.

- Bước 2: Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong bước này cần xác định các tiêu chí đánh giá và cho điểm các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã nêu ở bước 1. Cho điểm theo 5 mức (4 điểm đến 0 điểm) tương ứng với 5 mức độ của tiêu chuẩn đánh giá đề ra, cụ thể mức 1 – 4 điểm; mức 2 – 3 điểm; mức 3 – 2 điểm; mức 4 -1 điểm; mức 5 – 0 điểm.

- Bước 3: Xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố. Việc xác định này sẽ phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Thông thường có 3 nấc trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (3 điểm), có ảnh hưởng (2 điểm) và ảnh hưởng không đáng kể (1 điểm). Việc xác định trọng số này cần căn cứ vào đặc điểm và dịch vụ chứng thực chữ ký số nói riêng, đặc điểm thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp - Bước 4: Xác định các khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng:

+ Xác định khung điểm thể hiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng của từng tiêu chí: Aj = Σ Pi x Kj (trong đó: Pi là điểm trọng số của yếu tố thứ i, Kj là điểm của mức j (5 mức như ở bước 2); Aj là tổng điểm của cột mức j)) + Xác định khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh rất mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A2 ; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong khoảng từ ≥A3 đến A2; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A4 đến A3, không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm ≤A4

- Bước 5: Áp dụng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ như bảng 1.2

Bảng 1.2. Bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ

STT Các yếu tố

Trọng số ảnh hưởng

(Pi)

Điểm thể hiện năng lực cạnh tranh (Kij) (Kij) Tổng điểm Pi*Kij (PixKij) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

I Yếu tố bên ngoài

… …

II Yếu tố bên trong 1 Chất lượng dịch vụ

…………

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VNPT-CA TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC) 2.1. Tổng quan về công ty VDC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VDC

Được thành lập từ năm 1989 với tiền thân là Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Trong hơn 20 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Luôn đón đầu công nghệ mới cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp, mạng Internet, truyền số liệu và các giải pháp công nghệ thông tin do VDC quản lý và khai thác đang thực sự trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. - Năm 1992, VDC đã thực hiện thành công việc truyền số liệu vệ tinh cho các bộ, ngành. Trong đó có mạng truyền số liệu của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ. Cũng trong năm này, VDC tăng cường đầu tư về con người và trang thiết bị cho lĩnh vực tin học, đẩy mạnh thực hiện các đề tài ứng dụng vào công tác quản lý Viễn thông, Bưu chính, tài chính thống kê.

- Năm 1993, VDC triển khai thành công việc truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách trong nước và quốc tế.

- Năm 1994, lần đầu tiên quyển niên giám điện thoại được VDC thực hiện một cách có hệ thống và phát hành với chất lượng cấp quốc tế.

- Năm 1996. dịch vụ VNMail theo chuẩn X400 ra đời đánh dấu sự xuất hiện của loại hình dịch vụ thư điện tử đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1997, dự án mạng trục Internet quốc gia hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập với mạng lưới thông tin toàn cầu và dịch vụ Internet chính thức được cung cấp rộng rãi tại Việt Nam.

- Năm 2003, VDC đã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN và dịch vụ Internet không dây WIFI@VNN đầu tiên tại Việt Nam. Mạng truy nhập VNN qua mạng điện thoại quay số nội hạt đã bao phủ 61/61 tỉnh, thành; dung lượng kênh đi

quốc tế là 42Mbps. Cùng thời gian này, chỉ số dung lượng kênh Internet quốc tế/thuê bao của Việt Nam là 600Mbps (theo cách tính của ITU), cao hơn nhiều so với Malaysia và xấp xỉ Thái Lan, tương đương với mặt bằng chung trong khu vực.

- Năm 2004, VDC đã ký hợp đồng cung cấp kênh Internet quốc tế tốc độ cao với Công ty Viễn thông Lào. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành cung cấp kênh kết nối Internet cho nước ngoài, đánh dấu một bước phát triển mới của Viễn thông Việt Nam.

- Năm 2009, VDC vinh hạnh nhận được Giải thưởng CNTT Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông: Doanh nghiệp Internet xuất sắc nhất, Doanh nghiệp Internet Chăm sóc khách hàng tốt nhất, Doanh nghiệp Internet có só lượng thuê bao cao nhất. Đồng thời đây cũng là năm VDC chính thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi VNPT-CA.

- Năm 2010, VDC đã ra mắt dịch vụ FiberVNN – Internet cáp quang tốc độ cao lần đầu tiên tại Việt Nam.

- Năm 2011, VDC đã đạt được cả hai giải thưởng về CNTT – TT Việt Nam 2010 (VICTA 2010): doanh nghiệp Internet hoạt động hiệu quả nhất và doanh nghiệp Internet cung cấp dịch vụ băng thông rộng tốt nhất.

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức VDC và vị trí trong cấu trúc Tập đoàn VNPT.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức VDC và vị trí trong tập đoàn VNPT

Nguồn: Phòng kinh doanh-VDC

Tập đoàn VNPT VNPT tỉnh/thành phố VTN, VTI (Quản lý hạ tầng kinh doanh truyền dẫn) VDC (các dịch vụ trên nền IP và dữ liệu, CNTT) VASC Vinaphone, Mobifone (Di động) Các công ty liên doanh, cổ phần VDC1 (quản lý kinh doanh khu vực phía Bắc) VDC2 (quản lý kinh doanh khu vực miền Nam) VDC3 (quản lý kinh doanh khu vực miền Trung) VDCO (chủ quản các dịch vụ GTGT) VDC-IT (chủ quản các dịch vụ CNTT)

2.1.2.1. Vị trí VDC trong Tổ chức của Tập đoàn VNPT

- Là thành viên trực thuộc khối Công ty dọc trong mô hình Tổ chức của Tập đoàn

- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển mạng dịch vụ trên nền giao thức chuyển mạch gói và dữ liệu của Tập đoàn VNPT.

- Phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực hạ tầng Internet và ứng dụng CNTT.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức VDC và nhiệm vụ

- Văn phòng Công ty VDC:

+ Quản lý tập trung các hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Chỉ đạo và định hướng các mô hình kinh doanh mới trên toàn quốc.

- Các Trung tâm trực thuộc:

+ Trung tâm VDC1: Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Bắc.

+ Trung tâm VDC2 : Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Nam.

+ Trung tâm VDC3 : Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Trung.

+ Trung tâm VDC Online : Phát triển kinh doanh các dịch vụ Online trên nền mạng Internet và Mobile.

+ Trung tâm VDC – IT : Phát triển kinh doanh các dịch vụ ứng dụng CNTT.

2.1.3. Hệ thống mục tiêu chiến lƣợc hiện tại. 2.1.3.1. Tầm nhìn

- Trở thành một doanh nghiệp tiên phong, chủ đạo lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và Công nghệ thông tin tại Việt Nam.

2.1.3.2. Sứ mệnh

- Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông cho xã hội

- Mang lại giá trị tối đa cho khách hàng

- Tham gia điều tiết thị trường, thực hiện các mục tiêu quốc gia.

2.1.3.3. Triết lý kinh doanh

2.1.3.4. Slogan

“ĐỐI TÁC TIN CẬY TRONG KỶ NGUYÊN THÔNG TIN”. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT CA tại công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) 001 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)