.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT CA tại công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) 001 (Trang 49 - 52)

STT Nhà cung cấp Điểm mạnh Điểm yếu

1 BKAV - Là đơn vị có kinh nghiệm

hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực an toàn, bảo mật.

- Năng lực công nghệ tốt

- Thủ tục đơn giản thuận tiện

- Có tiềm lực tài chính

- Có mức nhận biết thương hiệu tốt

- Chất lượng đại lý không đồng đều.

- Không đa dạng về sản phẩm dịch vụ.

2 FPT - Mạnh trong mảng phần mềm

và tích hợp hệ thống để tạo nền cho việc triển khai CA tại các thị trường mới.

- Cách thức tổ chức dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp

- Có tiềm lực tài chính

- Có mức độ nhận biết thương hiệu tốt

- Phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TS24. Nay đã trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

- Mức độ chú trọng cho dịch vụ thấp.

-

3 Nacencomm - Là đơn vị hoạt động mạnh trong lĩnh vực cung cấp thẻ cho hệ thống ngân hàng. Cho nên sẽ là đối thủ đáng gờm khi triển khai PKI và sử dụng CA trong khối tài chính-ngân hàng- chứng khoán.

- Chính sách dịch vụ linh hoạt

- Quá phụ thuộc vào hệ thống đại lý trong khi tỷ lệ thù lao ở mức quá cao có thể dẫn tới hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng.

- Mức độ nhận biết thương hiệu không cao

và hỗ trợ mạnh cho hệ thống đại lý.

4 Viettel - Có tiềm lực tài chính

- Có mức độ nhận biết thương hiệu tốt. - Chính sách giá thấp - Khả năng thâm nhập thị trường chưa tốt. - Cung cấp nhiều dịch vụ khác cho nên mức độ tập trung cho dịch vụ chưa cao.

5 CK - Chính sách đại lý linh hoạt

- Chính sách sản phẩm linh hoạt

- Năng lực tài chính hạn chế.

- Thù lao cao và chính sách công nợ dễ dãi tiềm ẩn rủi ro tài chính là rất lớn.

- Mức độ nhận biết không cao

6 TS24 - Hoạt động lâu năm trong

việc cung cấp các dịch vụ tài chính đặc biệt là thuế.

- Chính sách dịch vụ cho khách hàng cuối hấp dẫn

- Mới gia nhập thị trường

- Mức độ nhận biết không cao

- Chất lượng dịch vụ chưa được đánh giá cao.

- Năng lực tài chính hạn chế

7 Smartsign - Chính sách đại lý linh hoạt

- Am hiểu hệ thống ngân hàng do hoạt động trong lĩnh vực tích hợp và giải pháp cho hệ thống ngân hàng.

- Mới gia nhập thị trường

- Mức độ nhận biết không cao

- Chất lượng dịch vụ chưa được kiểm chứng.

- Năng lực tài chính hạn chế

Nguồn: phân tích của tác giả

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn trong nước: Cùng với việc nhà nước chưa hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam thì số lượng nhà cung cấp Public CA tiềm ẩn ngày càng nhiều. Ngoài các nhà cung cấp hiện tại hiện đang có 3 đơn vị khác đang trong tiến trình sinh giấy phép của Bộ Thông tin và truyền thông.

Đối thủ tiềm ẩn nước ngoài (Verisign, Global Sign, Comodo): các đơn vị cung cấp dịch vụ CA nước ngoài cũng sẽ là một đối thủ đáng gờm nếu việc chấp nhận

chứng thư số nước ngoài được thông qua. Hiện tại do đặc thù nghiệp vụ có các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp FDI…), nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị với Tổng Cục Hải quan xin cơ chế đặc thù sử dụng CA quốc tế. Cơ chế này đã được Chính phủ, Bộ Tài chính thí điểm đối với Intel khi doanh nghiệp này yêu cầu sử dụng CA của Verisign năm 2010 - nay đang được Nokia, Samsung xin được làm theo.

- Áp lực từ nhà cung cấp thiết bị

Đối với một dịch vụ đặc thù cần cung cấp thiết bị cho khách hàng như dịch vụ VNPT-CA, việc giá thành đầu vào cao khiến khi cung cấp cho khách hàng sẽ làm tăng chi phí của dịch vụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Hiện trên thị trường các nhà cung cấp thiết bị token là khá nhiều do đó sức ép đến từ các nhà cung cấp thiết bị là không quá lớn.

- Áp lực từ khách hàng

Đối tượng khách hàng của dịch vụ VNPT-CA là rất đa dạng từ tổ chức, doanh nghiệp đến các cá nhân. Tuy nhiên trong giai đoạn này doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng vẫn sẽ là các khách hàng chủ yếu của dịch vụ. Các sức ép chủ yếu nhà cung cấp dịch vụ VNPT-CA sẽ phải gặp phải là sức ép giảm giá và hỗ trợ sau bán hàng nếu không sẽ đứng trước nguy cơ khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

- Áp lực từ sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế cho dịch vụ xác thực chữ ký số chủ yếu là các công cụ xác thực ở cấp thấp hơn như xác thực hai nhân tố hoặc mật khẩu dùng một lần (OTP). Các hình thức trên đang được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên về lâu dài với sự công nhận của pháp luật thì chứng thực điện tử đang dần là sự lựa chọn tất yếu.

2.3.1.2. Yếu tố bên trong

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Hiện tại VDC vẫn đang áp dụng hệ thống quản lý theo chất lượng theo ISO 9001. Việc áp dụng hệ thống quản lý trên giúp cho VDC có thể:

 Thỏa mãn khách hàng, thu hút và tăng lượng khách hàng.

 Giảm thiểu các chi phí vận hành - thông qua việc nhận diện các quá trình, phân bổ các nguồn lực tối thiểu cho các quá trình và thiết lập mối tương tác hợp lý phù hợp với tổ chức, giữa các quá trình đó.

 Cải tiến các mối quan hệ nhà đầu tư - bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.

 Phù hợp luật pháp - bằng việc hiểu thấu các qui định, luật pháp tác động như thế nào lên tổ chức và khách hàng.

 Cải tiến việc quản lý rủi ro - thông qua việc nhận diện, truy tìm nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro và đưa ra những hành động phù hợp với mô hình của tổ chức để loại bỏ chúng một cách có hiệu quả.

 Chứng minh khả năng uy tín của doanh nghiệp - bằng việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận.

 Khả năng chiến thắng các doanh nghiệp khác đặc biệt khi các qui định mua hàng yêu cầu chứng nhận như điều kiện để cung cấp.

- Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Hiện tại nhân lực có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ VNPT-CA tại VDC là 113 nhân sự với cơ cấu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT CA tại công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) 001 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)