3.1.3 .Tiềm năng về dulịch
4.2. Các giải pháp cơ bản tăng cường công tác quảnlý Nhà nước về dulịch
4.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên quan đến dulịch trên địa
Thứ nhất, về chính sách ưu đãi
Tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Thực hiện tích cực, đồng bộ công tác tái định cư, bồi thường thiệt hại cho dân trong vùng dự án du lịch để tạo mặt bằng sạch nhằm thu hút đầu tư. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống nhân dân vùng giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.
Với định hướng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh có thể lựa chọn một số khu du lịch quy mô lớn, khu du lịch quan trọng, trọng yếu trong bản đồ du lịch của tỉnh và cân nhắc việc cho các khu du lịch này được hưởng quy chế quản lý của khu công nghiệp. Các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định xây dựng khu tái định cư có thể chủ động có thể xem xét việc có những nội dung ưu tiên hơn so với các ngành khác nếu như điều đó phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch mà không gây tổn hại nhiều đến các lĩnh vực khác.
Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.
Thứ hai, về sản phẩm du lịch
Xây dựng các tuyến điểm mới mang tính tổng thể nhằm mang lại giá trị cao trên cơ sở khai thác các tiểm năng du lịch của địa phương và liên kết với các địa phương khác.Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia đóng góp ý tưởng cũng như kết hợp với tỉnh trong việc xây dựng các tuyến điểm mới.Hợp tác với những doanh nghiệp du lịch có kinh nghiệm để phát triển thêm các dịch vụ văn hóa.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đếnlĩnh vực du lịch.Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất. Xây dựng văn hóa giao tiếp thân thiện, nhiệt tình tạo niềm tin cho nhân dân và các nhà đầu tư.
Thứ tư, về cơ sở hạ tầng
Tuy rằng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong du lịch phát triển bằng nội lực nhưng đều cùng phụ thuộc vào những cơ sở hạ tầng và vật chất nhất định phục vụ cho sự thành công trong kinh doanh. Để tạo thuận lợi cho khách du lịch đến với Vĩnh Phúc và đi du lịch trong nội bộ tỉnh cần một số giải pháp sau:
+ Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các dự án chất lượng và ưu tiên các dự án đầu tư hiện đang triển khai nhằm cải thiện chất đường bộ cả trong và ngoài tỉnh cũng như các tuyến đường liên kết với địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh và Cao Bằng.
+ Cải thiện hệ thống điểm đón xe buýt và dịch vụ xe buýt chất lượng cao ở các khu vực du lịch trọng điểm. Trong khi các tour trọn gói vẫn là phương án du lịch chủ yếu của phân khúc khách du lịch Trung Quốc và trong khu vực, nhiều khách du lịch phương Tây và khách du lịch nội địa lại chọn sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng để đi du lịch vì không muốn đi theo một lịch trình đặt sẵn.
+ Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác tốt và bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các khu di tích, di sản.
4.2.3.Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh
Có thể nói nhân lực đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của ngành du lịch, góp phần tạo dựng thương hiệu, hình thành chất lượng, sự phong phú của sản phẩm du lịch. Vì vậy, thời gian đến, tỉnh cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để làm tốt công tác này cần thực hiện các công việc sau:
Đẩy mạnh công tác dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành du lịch. Làm tốt công tác này nhằm đảm bảo cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu của lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Dự báo khả năng cung ứng từ hệ thống đào tạo trong tỉnh và những cơ sở đào tạo khác trong cả nước, đặc biệt từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng,... để có định hướng được số lượng và cơ cấu lao động cần đào tạo bổ sung.
Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chưc đào tạo nguồn nhân lực quốc tế kết hợp với khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để cung ứng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, chuyên nghiệp.
Xây dựng cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút lực lượng sinh viên được đào tạo tại các trường trong và ngoài tỉnh về làm việc tại Vĩnh Phúc.
Thực hiện đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông, lao động đơn giản thông qua hình thức tập trung ngắn ngày với sự phối hợp của các doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực đào tạo cho Trường trung cấpVăn hóa, Nghệ thuật Vĩnh Phúc, thường xuyên tổ chức thực hiện các khóa học ở cấp độ cao đẳng, kỹ thuật và dạy nghề:
+ Đổi mới, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, tỉnh cần có sự đầu tư nhất định để cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo như đầu tư cho hệ thống phòng học, các phương tiện dạy học, tài liệu, tư liệu dạy học hiện đại và hệ thống cơ sở thực hành.
+ Phát triển về chương trình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với dự báo về nguồn nhân lực của ngành. Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.Các chương trình phải phản ánh được chất lượng đào tạo và đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực sau đào tạo của các doanh nghiệp và của xã hội. Do đó, các chương trình đào tạo phải được xây dựng khoa học và thực tiễn. Mặt khác, cập nhật những nội dung, những học phần mới phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, tăng tính thực hành, thực tiễn, hạn chế tính lý thuyết.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo. Chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, trình độ của giảng viên. Do đó, công tác đào tạo đạt chất lượng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết trong công tác đào tạo. Có thể mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trường trong nước thuộc các chuyên ngành du lịch đến Vĩnh Phúc thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm tạo điều kiện để người học được tiếp cận với những tri thức mới, phương pháp làm việc hiệu
khu vực và thế giới. Đồng thời, mời các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực du lịch có kinh nghiệm đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch để sinh viên có thể học tập kiến thức thực tế nhiều hơn.Đặc biệt cần tăng cường liên kết với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trong việc đào tạo để tăng cường kiến thức về nghiệp vụ cho các học viên.
+ Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo.Công tác đào tạo đạt hiệu quả, chất lượng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định. Do đó, tỉnh cần phân bổ nguồn ngân sách hợp lý cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, thu hút nhân tài… Ngoài ra, tỉnh nên tranh thủ các nguồn vốn khác đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực du lịch, cụ thể: nguồn ngân sách từ các chương trình mục tiêu hàng năm, nguồn vốn từ nguồn vồn từ xã hội hóa giáo dục, các tổ chức quốc tế có thể là một kênh tài chính, cơ sở vật chất quan trọng được tận dụng trong phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch.