3.1.3 .Tiềm năng về dulịch
3.3. Đánh giá chung công tác quảnlý Nhà nước về dulịch trên địa bàn tỉnh
3.3.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song QLNN về du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Cụ thể là:
Thứ nhất, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh được thực hiện, quy hoạch các không gian du lịch trọng điểm. Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai, xây dựng sản phẩm du lịch góp phần đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển du lịch, đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm phát triển du lịch; các dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư phát triển du lịch nói riêng để mời gọi đầu tư.
Thứ hai, cơ bản tạo được môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển như ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi thuê đất đai, cải cách thủ tục hành chính nên thu hút được lượng đầu tư đáng kể vào lĩnh vực du lịch của tỉnh. Cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông quan trọng phục vụ cho du lịch.
Thứ ba, hợp tác, liên kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hợp tác du lịch, giữa địa phương và Trung ương trong QLNN về du lịch ngày càng tích cực và hiệu quả hơn. Đã tổ chức được nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng nâng tầm vóc của du lịch Vĩnh Phúc trong cả nước và quốc tế. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có sự thay đổi về chất và lượng. Hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc mà điểm nhấn là Tam Đảo, Tây Thiên… thu hút nhiều du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện.
Thứ năm, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì đều đặn, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh du lịch.
3.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua cũng những hạn chế, cụ thể:
Một là, kết quả của hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như thực thi còn nhiều hạn chế.Việc định hướng, quy hoạch chưa thể hiện rõ nét định hướng phát triển cụ thể cho từng phân khúc, đối tượng khách và những sản phẩm được thiết kế đi cùng. Việc triển khai chậm quy hoạch nên hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch có xu hướng tự phát, nặng về đầu tư cơ sở lưu trú, ít sản phẩm đặc trưng chất lượng cao, thương hiệu mạnh.Năng
kinh doanh du lịch tương đối thụ động và chưa có chiến lược kinh doanh gắn bó với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, lữ hành và các trung tâm ngoại ngữ không được tư vấn đầy đủ nhằm xác định ưu đãi cần thiết.
Hai là, Hoạt động tạo lập môi trường kinh doanh tại tỉnh đạt kết quả chưa cao.Các chính sách và ưu đãi chưa hỗ trợ đầy đủ cho sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Tỉnh đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số dự án cụ thể, trong đó có nhiều dự án liên quan đến du lịch. Tuy nhiên, những doanh nghiệp du lịch nhỏ như nhà hàng và khách sạn cao cấp, những trường đào tạo về nghiệp vụ khách sạn và ngoại ngữ ... được hưởng rất ít những ưu đãi từ phía tỉnh.Các chính sách cũng chưa tương ứng với định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Việc xây dựng và định hướng xây dựng các tuyến điểm mới mang nhiều dấu ấn và giá trị cao còn yếu.Vĩnh Phúc chưa xây dựng được các sản phẩm, dịch vụ du lịch có thương hiệu tương ứng với vị thế, danh tiếng và đẳng cấp. Vì vậy, các sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc chưa thật sự chiếm được vị trí quan trọng, trung tâm, dài ngày và độc lập trong chương trình du lịch Việt Nam của các hãng lữ hành quốc tế. Các sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc phần lớn chỉ được lập trình như một phần nhỏ, lồng ghép hoặc nối tour trong các chương trình du lịch xuyên Việt.Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ du lịch quen thuộc, có giá rẻ và thời gian ngắn.Còn nhiều sản phẩm, dịch vụ khác mặc dù có sức hấp dẫn, có tính mới lạ nhưng quy mô nhỏ nên chưa được các công ty lữ hành quốc tế quan tâm khai thác.Mặc dù có nhiều cơ hội phát triển khả quan nhưng hiện vẫn còn những yếu tố cản trở mà tỉnh cần xử lý để Vĩnh Phúc trở thành điểm đến có khả năng cạnh tranh cao so với những điểm đến khác trên toàn quốc và trong khu vực.Một vài năm trở lại đây, một số
lịch mới.Tuy nhiên, cách làm vẫn nhỏ lẻ, nên chưa phát triển được để hấp dẫn du khách. Trong khi đó, tiềm năng du lịch trải nghiệm ở Vĩnh Phúc rất phong phú. Nhìn chung, các loại hình sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc chưa được quy hoạch, định hướng phát triển chuyên nghiệp, công tác tổ chức, quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao.
Về cơ sở lưu trú, Vĩnh Phúc có một nguồn cung dồi dào về nơi ăn nghỉ nhưng có ít khách sạn cao cấp và chất lượng của các khách sạn hiện nay rất khác nhau. Các khách sạn nói chung đều nằm ở các khu vực trọng điểm như khu vực Tam Đảo, Tây Thiên và thành phố Vĩnh Yên. Hiện nay, chỉ có 11 khách sạn hạng 4 sao và 2 khách sạn 5 sao trong tổng số 86 khách sạn trên toàn tỉnh. Phần lớn các khách sạn chỉ ở mức 1 sao, 2 sao phục vụ nhu cầu của khách nội địa.Nhiều cơ sở lưu trú không xếp hạng, có chất lượng dưới mức tiêu chuẩn xếp hạng sao.
Ba là, hợp tác, liên kết và quảng bá du lịch chưa đạt kết quả cao
Những kết quả thực tế trong việc xây dựng sản phẩm du lịch và phối hợp thực hiện các hoạt động du lịch từ các hoạt động hợp tác và liên kết là không nhiều.Ngoài Tam Đảo, Tây Thiên, việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các địa điểm du lịch khác vẫn còn rất thấp.Phần lớn những thông tin về du lịch trực tuyến và các ấn phẩm đều ít nói đến địa danh khác, những điểm tham quan khác vẫn chưa được tỉnh quảng bá một cách hiệu quả. Trong hoạt động quảng bá các tài nguyên du lịch, tỉnh phát hành một số tài liệu tiếp thị với hình ảnh hấp dẫn và thông tin hữu ích nhưng những tài liệu này lại không có sẵn tại các khu vực trọng điểm du lịch để khách du lịch tham khảo như tại các trung tâm du lịch và khách sạn nổi tiếng. Điều này phần nào cho thấy việc quảng bá du lịch chưa thật sự sâu sát trong quá trình thực hiện.
Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành hiện nay. Theo
ngành du lịchVĩnh Phúc có khoảng trên 40.000 lao động, trong đó có lao động trực tiếp làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo nghề du lịch và trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong đó, lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn du lịch chiếm tới 60%; lao động chưa qua đào tạo ngoại ngữ chiếm khoảng 48%... Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, thái độ, phong cách làm việc của lao động thuộc các doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khách sạn 4 - 5 sao, tàu lưu trú du lịch, nhân lực đượcđào tạo lại bài bản theo yêu cầu phục vụ của doanh nghiệp, nên trình độ khá cao; trong khi đó, với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cá thểthường sử dụng lao động có trình độ thấp, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn và lao động phổ thông.
Năm là, mặc dù công tác kiểm tra, giám sát kinh doanh du lịch có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng các hiện tượng vi phạm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo đánh giá của các đơn vị chức năng, số lượng các vụ vi phạm tuy giảm song vẫn diễn biến phức tạp. Giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống lữ hành cũng như công tác giám sát việc bảo vệ, tôn tạo khai thác, phát triển tài nguyên du lịch chưa chặt chẽ dẫn đến những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch như một số cơ sở kinh doanh tuỳ tiện nâng giá bắt chặt khách du lịch, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra làm ảnh hưởng cảnh quan du lịch, không an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch một cách tự phát, xâm hại các khu di tích đã ảnh hưởng đến quy hoạch du lịch của tỉnh. Công tác giữ gìn trật tự, trị an tại các điểm tham quan du lịch vẫn chưa đảm bảo, vẫn còn những tệ nạn xảy ra làm cho du khách chưa thật sự yên tâm.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
(1) Nguyên nhân khách quan:
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến những dòng khách ở các thị trường như Châu Âu, Bắc Mỹ...
Sự phát triển mạnh mẽ ngành du lịch của các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Singapore cũng như các địa phương khác trong nước làm du lịch Vĩnh Phúc giảm nhiều sức hút.
Sức ép giữa việc phát triển các khu công nghiệp
(2) Nguyên nhân chủ quan:
Tuy đã có những quan tâm trong việc đề ra kế hoạch và xây dựng, thực thi quy hoạch nhưng việc quy hoạch chi tiết triển khai chậm, còn nhiều buông lỏng và sơ hở trong việc quản lý triển khai thực hiện quy hoạch.Việc quy hoạch các điểm, khu, tuyến du lịch chưa được triển khai đồng bộ, chưa tạo nên hiệu quả tổng thể. Việc quản lý quy hoạch chưa được chặt chẽ.
Các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thể hiện rõ để phát triển các khu du lịch quy mô lớn, như các khu du lịch quy mô lớn chưa được hưởng quy chế quản lý của khu công nghiệp, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định xây dựng khu tái định cư không khác gì các ngành kinh doanh khác. Việc xây dựng hệ thống các tuyến điểm mới cũng như phối hợp với các doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm chưa đạt kết quả cao.
Liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong nước và quốc tế đã được thực hiện nhưng không thường xuyên, vẫn còn ở quy mô nhỏ quá trình triển khai thực hiện chưa mang lại kết quả tương xứng.Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế thể hiện ở việc nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chưa tổ chức được các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch VĨnh Phúc một cách quy mô. Vì vậy chưa góp phần hoạch định chiến lược cho quảng bá, xúc tiến du lịch Vĩnh Phúc. Ở cấp tỉnh cũng như các địa phương, doanh nghiệp đa số vẫn chưa có
chiến lược xúc tiến du lịch dài hạn.Điều này hạn chế hiệu quả công tác xúc tiến du lịch nhất là ở thị trường nước ngoài .Các hoạt động xúc tiến du lịch còn bị động trong tổ chức thực hiện, chưa có nhiều sáng tạo trong cách thể hiện, chưa có chiều sâu. Cách thức tổ chức quảng bá chưa mang tính chuyên nghiệp. Các sự kiện văn hóa, du lịch nội dung chưa thường xuyên được đổi mới. Vĩnh Phúc chưa có một chiến lược quảng bá toàn diện, chưa xác định, xếp loại hay ưu tiên hay tìm hiểu hết được các nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau.Thông tin liên quan đến các địa điểm du lịch ngoài Tam Đảo, Tây Thiên đều chưa đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng. Khách du lịch cũng khó nắm bắt được thông tin hiện có khi mà các kênh thông tin chính đều chưa được tận dụng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như sự biến động không ngừng của hoạt động du lịch hay sự điều chuyển lực lượng lao động giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế khác còn nguyên nhân khác có thể đề cập đến là hoạt động du lịch thời gian qua chưa được đầu tư đúng mức cho việc phát triển nguồn nhân lực; mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực chưa chặt chẽ; các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh tuy đã được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, hệ thống đào tạo phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp…
Phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là ban hành văn bản điều hành, mở hội nghị, kiểm tra, kiểm soát gần như là định kỳ; Chính quyền các cấp tổ chức đi kiểm tra, nắm bắt từ cơ sở thực tế chưa nhiều nên tính kịp thời trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành còn hạn chế.
CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. Dự báo, quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
4.1.1. Những yếu tố thuận lợi tác động đến phát triển du lịch
- Tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc: khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bước nhảy vọt; kinh tế tri thức bước đầu tham gia vào phát triển lực lượng sản xuất; hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế mà đông đảo các nước, các dân tộc tích cực hưởng ứng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về du lịch tăng nhanh, với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốctế.
- Trong nước những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, đưa ngành vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Công tác QLNN trong lĩnh vực du lịch được tăng cường. Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh hơn những năm trước, thông qua các hoạt động hợp tác song phương và đa phương. Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức về ngành du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Ngành du lịch Việt Nam ý thức hơn về chuyên nghiệp hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới; phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh bảo đảm; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn; thân thiện đối với khách du lịch quốc tế và Việt Nam được xem là một điểm đến mới và rất an toàn trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á nóichung.
- QLNN về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có biến chuyển; nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển kinh tế du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan với những lợi thế của Vĩnh Phúc. Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh đang