Đối với Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 106 - 111)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI

3.3 Đề xuất, kiến nghị

3.3.3 Đối với Agribank

Nâng cao khả năng an toàn, ổn định hệ thống công nghệ thông tin toàn chi nhánh. Song song với việc xem CNTT là chiến lược phát triển thì Agribank cũng cần phải chú trọng công tác bảo mật nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng cũng như tạo ra được sự tin tưởng cho khách hàng trong các giao dịch tại Agribank. Các tiêu chuẩn bảo mật cần tiếp cận theo tiêu chuẩn mới của Thế Giới như ISO2700 và tiêu chuẩn của NHNN ISO27001.

Agribank có lợi thế về mạng lưới rộng lớn, tuy nhiên cần có những quy định cụ thể và thực hiện một cách đồng bộ giữa các chi nhánh trong hệ thống về lãi suất, mức thu phí, nguyên tắc quản lý…. nhằm tránh hiện tượng cạnh tranh trong nội bộ; xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của chi nhánh tham gia xử lý giao dịch liên chi nhánh cũng như xây dựng quy trình, quản lý, phát triển SPDVNH một cách thống nhất đồng bộ từ trụ sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch nhằm đảo bảo sự thống nhất trong toàn chi nhánh, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác hết lợi thế về mạng lưới cũng như thu hút khách hàng.

Cần đa dạng hoá hơn nữa SPDVNH nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế và cần có những SPDVNH khác biệt với các NHTM khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Cần tiếp tục phát triển hơn nữa tiện ích của sản phẩm ngân hàng điện tử như Internet Banking và Mobile Banking, Home banking… Hiện tại, nhóm sản phẩm này chỉ dừng lại chủ yếu dịch vụ truy vấn số dư và liệt kê các giao dịch trên tài khoản trong khi các ngân hàng khác có thể chuyển tiền và thực hiện các giao dịch khác tại nhà qua internet và điện thoại di động.

Cải cách chế độ tiền lương, thưởng cho phù hợp hơn nhằm khích thích, tạo động lực, phát huy sáng tạo và nâng cao năng suất lao động cho cán bộ toàn chi nhánh. Chế độ tiền lương cần dựa trên kết quả công việc chứ không dựa vào thâm niên làm việc và chế độ tiền lương phải đảm bảo mức sống cho người lao động cũng như phù hợp với

thị trường, với các NHTM khác trên cùng địa bàn nhằm giúp người lao động an tâm làm việc và cống hiến cho Agribank cũng như giúp ngân hàng có thể giữ chân người tài khi mà hiện tượng chuyển dịch chất xám từ Agribank sang NHTM Cổ Phần đang diễn ra ngày càng gia tăng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn bài bản theo các cấp độ cơ bản, chuyên sâu, cập nhật định kỳ song song với cơ chế đào tạo có tính kế thừa. Tìm kiếm đối tác đào tạo chuyên nghiệp có thể hợp tác lâu dài tránh tình trạng đào tạo không có hệ thống, nội dung đào tạo lặp đi lặp lại gây lãng phí.

Giao cho các chi nhánh chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động nhằm giúp cho nhân lực tại chi nhánh được sử dụng một cách có hiệu quả đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn tránh hiện tượng làm việc kiêm nhiệm kém hiệu quả và gây rủi ro cho chi nhánh.

* Một số hạn chế của luận văn và hướng triển khai tiếp theo

Trên cơ sở thực trạng của SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng, luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển SPDVNH tại chi nhánh. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nên việc xây dựng và tiến hành điều tra, khảo sát lất ý kiến về mức độ hài lòng, nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với SPDVNH chưa thể thực hiện trong thời gian vừa qua. Từ đó các thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ mà luận văn đưa ra mới dừng lại ở góc độ nhìn nhận từ phía ngân hàng, từ những kết quả và tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và Agribank Lâm Đồng nói riêng. Bên cạnh đó, do Agribank Lâm Đồng là chi nhánh trực thuộc không đủ thẩm quyền trong việc cải tiến cũng như áp dụng các SPDVNH mới không có trong danh mục và trái với quy định của Agribank. Vì vậy luận văn chưa xây dựng được các sản phẩm mới và giải pháp cải tiến cho từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có một cách cụ thể.

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng với những gì mà luận văn đã thu thập, tổng hợp và đúc rút được từ hoạt động của Agribank Lâm Đồng, chi nhánh cũng có thể áp dụng các giải pháp vào thực tiễn và đề xuất, kiến nghị với Agribank qua đó góp phần từng bước hoàn thiện SPDVNH. Ngoài ra, đây cũng là nền tảng cơ sở

cho những nghiên cứu tiếp theo, sâu sát hơn của chính tác giả, Agribank Lâm Đồng, cũng như những người nghiên cứu khác có cùng mong muốn xây dựng một hệ thống SPDVNH tiện ích, hiện đại góp phần vào sự phát triển SPDVNH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, căn cứ khoa học thực tiễn ở chương 2, chương 3 của luận văn đưa ra được hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển sả phẩm dịch vụ ngân hàng tại Agribank Lâm Đồng. Để đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thành công trong lĩnh vực ngân hàng và đảm bảo tính ổn định của toàn bộ hệ thống rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa bản thân các NHTM, từ phía NHNN và từ chính phủ.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ thực tế cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại trong nước và để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Agribank phải không ngừng phát triển hơn nữa hệ thống các SPDVNH của mình. Vì vậy để góp phần vào sự phát triển chung của Agribank, ở góc độ của mình tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng cung ứng SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng để từ đó mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh. Trước hết tác giả đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM bao gồm khái niệm, các loại dịch vụ, mô hình đánh giá SPDVNH và sự cần thiết của việc mở rộng và phát triển SPDVNH. Tiếp đó trên cơ sở kết quả, tình hình hoạt động của Agribank Lâm Đồng và các ngân hàng thương mại trên địa bàn, tác giả cũng đã đưa ra được thực trạng cung ứng và đánh giá mức độ phát triển SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng. Qua đó, tác giả đã làm rõ những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong phát triển SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng.

Từ nền tảng cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa và những vần đề được đúc rút trong hoạt động thực tiễn, những cơ hội, thách thức và định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ, tác giả đã đưa ra đưa hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng. Các giải pháp đã đưa ra trong luận văn bao gồm:

+ Nhóm giải pháp về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ. + Giải pháp mở rộng kênh phân phối.

+ Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng. + Củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, tác giả cũng đưa các các đề xuất, kiến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển SPDVNH đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng nhà nước tỉnh Lâm Đồng và Agribank.

Với những đúc rút từ nghiên cứu của luận văn, tác giả mong muốn sẽ đóng góp để đẩy mạnh phát triển SPDVNH của Agribank Lâm Đồng, góp phần đưa chi nhánh hoàn thành kế hoạch đặt ra từ nay đến 2015 và luôn giữ vững là ngân hàng có thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hường (2001, 2003), Giáo trình kinh doanh quốc tế - Tập I, Tập II,

Nxb Thống kê, Hà Nội

2. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kịên hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Trần Đình Định (2005), Một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới ngành ngân hàng, Tài liệu lưu hành nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội

5. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội

6. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nxb

Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê

8. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội

9. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa

học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Tài Chính, Hà Nội

11. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống Kê, Hà Nội

12. Peter, S.R. (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

13. Frederic, S. M. (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

14. Nguyễn Trọng Nghĩa (2005), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của các Ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Thị trường tài chính Tiền tệ, ngày 01 tháng 06 năm 2005, tr19-22.

 Các Website:

16.www.agribank.com NHNo&PTNT Việt Nam

17.www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

18.www.icb.com Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

19.www.acb.com Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

20.www.bidv.com Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

21.www.vib.com Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

22.www.vietcombank.com Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

23.www.techcombank.com Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)