Mô hình của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 37)

1.2.1. .2 Sự phát triển lan rộng

1.2.2 Mô hình của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới

1.2.2.1 Ví dụ của Southwest Airlines (Mỹ)

Mô hình hàng không giá rẻ đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, quốc gia có nền đại công nghiệp cũng như dịch vụ phát triển nhất trên thế giới. Và hãng hàng không đầu tiên được biết tới cung cấp dịch vụ này là Pacific Southwest. Chuyến bay giá rẻ đầu tiên của hãng này được thực hiện vào ngày 06/05/1949. Tuy nhiên phải tới năm 1971 hãng Southwest Airlines mới bắt đầu khai thác thường xuyên loại hình vận chuyển hàng không giá rẻ và nhanh chóng dành được những thành công vang dội. Ban đầu 4 chiếc máy bay của hãng chỉ phục vụ 3 thành phố Texas – Dallas, Houston và San Antonio thì đến

nay hãng này đã phủ kín đường bay trên tất cả các tiểu bang của Mỹ. Từ 100.000 hành khách năm 1971 số hành khách cơ bản của Southwest Airlines đã tăng lên trên 25 triệu khách mỗi năm.

Nhờ có chiến lược đại dương xanh hiệu quả, Southwest đã mở ra được thị trường mới và đạt kỷ lục về lợi nhuận ổn định mà không hãng hàng không của Mỹ nào đạt được.

Về cơ bản Southwest Airlines cung cấp những dịch vụ không kiểu cách với giá vé thấp. Giá vé của hãng có thể từ 50% tới 60% giá vé của các đối thủ cạnh tranh trên cùng đường bay, cung cấp các chuyến bay ngắn, thông thường kéo dài khoảng 55 phút bay và không có các tuyến bay vượt đại dương. Southwest tránh đối đầu với những hãng hàng không lớn nhất và tập trung vào những thị trường có quá ít chuyến bay và giá vé cao. Thông thường sự xâm nhập của Southwest vào một thị trường gây ra một cuộc chiến giá cả kéo dài.

Ngoài ra trên các chuyến bay không có khu vực hạng nhất, không có chỗ ngồi ấn định, không có thức ăn và không có trung chuyển hành lí giữa các hãng hàng không. Tuy nhiên sự thiếu vắng các dịch vụ này lại không làm giảm sự trung thành với hãng. Câu hỏi đặt ra là tại sao? Là vì khách hàng đã nhận được còn nhiều hơn cả sự bù đắp: những chuyến bay thường xuyên, đến đúng giờ, phục vụ tử tế và đặc biệt là giá vé thấp biểu thị một giá trị to lớn đối với nhiều khách hàng. Southwest Airlines là người thường xuyên thắng cuộc hàng tháng trong giải “3 vương miện” của ngành – thực hiện đúng giờ tốt nhất, tỷ lệ khách hàng khiếu nại thấp nhất và mức độ thất thoát hành lí thấp nhất. Southwest coi khách hàng như những người bạn, thường xuyên gửi thiệp sinh nhật tới những khách hàng đi máy bay thường xuyên và mời một số người trong họ dự các cuộc phỏng vấn những nhân viên phi hành tương lai.

Do nhấn mạnh yếu tố giá thấp, Southwest phải duy trì chi phí thấp để đạt lợi nhuận. Với tâm niệm đó công ty đã cố gắng giữ cho công suất hoạt động các máy bay càng cao càng tốt. Hãng chỉ sử dụng một loại máy bay Boeing 737, bay khoảng 11 giờ mỗi ngày (so với mức bình quân của ngành là 8 giờ) và thời gian chuẩn bị giữa mỗi chuyến bay chỉ mất trung bình 15 phút (trong khi mức bình quân của ngành là 45 phút). Những chiến thuật như vậy đã làm cho công ty có chi phí hoạt động thấp nhất ngành, dưới 7 cent cho mỗi đơn vị chỗ ngồi có sẵn, trong khi các hãng hàng không khác thường chi phí trong khoảng từ 9 cent tới 15 cent.

Không khí làm việc tại Southwest được sắp đặt bởi Kelleher, người tăng cường văn hóa vị nhân sinh của hãng bằng cách thăm viếng các nhân viên nằm viện và mang bánh rán đến cho các nhân viên khi họ làm việc bảo trì máy bay vào giữa đêm. Nền văn hóa doanh nghiệp đã đem lại lợi thế vô cùng quan trọng, biến những giá trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.

Chính vì thế đến nay vị thế của Southwest Airlines ngày càng được củng cố và lớn mạnh, hiện là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Mỹ. Mới đây, Southwest Airlines đã đạt được thỏa thuận mua lại AirTran, một hãng hàng không giá rẻ khác của Mỹ với giá 1,4 tỷ USD. Nhờ việc mua bán này mà Southwest Airlines củng cố một cách vững chắc hơn vị thế số 1 trong thị trường bay giá rẻ ở Mỹ. Theo thông báo mới nhất của Southwest Airlines, hiện đôi bay của hãng gồm 682 chiếc do tập đoàn Boeing sản xuất, trong đó có 401 chiếc Boeing B737-700. Chỉ xét riêng về số lượng máy bay, có hãng hàng không giá rẻ có tiếng ở châu Á như Jeststar hay AirAsia hoặc ở châu Âu như EasyJet hay Ryanair còn thua rất xa Southwest Airlines. Xét theo số lượng chuyến bay thì hiện nay Southwest Airlines xếp vị trí thứ 4 ở Mỹ sau

các hãng hàng không United Continential, Delta Airlines và American Airlines.

1.2.2.2 Các hãng Đông Nam Á: Tiger Airways (Singapore), Air Asia (Malaysia), Nok Air (Thái Lan),... (Malaysia), Nok Air (Thái Lan),...

Giới thiệu chung về hàng không giá rẻ ở khu vực

Đến tháng 12/2001, Đông Nam Á đã có hàng không giá rẻ đầu tiên. Sự xuất hiện này được đánh dấu bởi hãng hàng không giá rẻ mang tên Air Asia của đất nước Malaysia.

Câu chuyện về sự ra đời của Air Asia chính là do ông chủ của Air Asia -Tony Fernades - người từng làm việc cho tập đoàn Vigrin Group - bị thuyết phục bởi sự phân tích rằng: khu vực Đông Nam Á đã sẵn sàng cho một loại hình vận tải mới mẻ vốn đang phát triển rất tốt tại châu Âu và Mỹ. Vì vậy Tony Fernades đã mua lại Air Asia - bị phá sản và xây dựng lại trở thành một hãng hàng không giá rẻ. Thực tế đã chứng minh doanh nhân có tầm nhìn tức thời này đã đúng. Tại thời điểm đó, Air Asia đã trở thành hiện tượng của sự thành công.

“Phát súng lệnh” – Air Asia đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của các mô hình tương tự ở Đông Nam Á. Mặt khác thu nhập của người dân đang tăng nhanh ở khu vực có dân số khoảng nửa tỷ người, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng nhanh. Đó là những lí do khiến cho hàng chục hãng vận tải bằng máy bay thi nhau ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Ví dụ điển hình cho sự tăng trưởng đó là mới một thập kỷ trước, Indonexia có không quá một chục hãng nhưng bây giờ, đảo quốc này đang có số hãng hàng không nhiều nhất khu vực hơn 20 hãng.

Nếu Air Asia là biểu tượng cho hàng không giá rẻ của Malaysia thì Singapore có Tiger Airlines, Valuair và Jetstar. Còn Indonesia khai sinh

Adam Air, Lion Air, Wings Air cùng rất nhiều các hãng giá rẻ có qui mô nhỏ. Quốc gia nổi tiếng về ngành du lịch Thái Lan cũng không chậm chân khi cho ra đời hàng loạt hãng hàng không giá rẻ như Nok Air, Thai AirAsia, Phuket Air, One-Two-Go,…

Tất cả các hãng trên đều áp dụng một công thức kinh doanh chung là: không có các dịch vụ như những hãng truyền thống và thực hiện đặt chỗ trên mạng Internet, không kèm theo các điều khoản hoàn vé. Giá rẻ đã đánh đúng nhu cầu của hàng triệu người dân Đông Nam Á, vốn đã tích luỹ thêm được khoản tài chính cho việc đi lại nhưng chưa đủ để trang trải những chuyến bay trên các hãng truyền thống.

Một số mô hình cụ thể

 Air Asia (Malaysia)

Air Asia là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 2/12/2001 và do Tune Air là chủ sở hữu chính (với 73,4% cổ phần). Và chỉ sau một năm thành lập hãng đã bắt đầu hoạt động có lãi.

Ngoài sân bay trung tâm chính là sân bay quốc tế Kualar Lumpur, năm 2003, Air Asia đã mở thêm một sân bay trung tâm khác tại Senai, bang Johor Bahru gần Singapore và mở chuyến bay đầu tiên tới Thái Lan. Senai là một phần trong chiến lược “2 gọng kìm” của Air Asia để xâm nhập vào thị trường Singapore. Gọng kìm còn lại là thông qua liên doanh Thai AirAsia, được thành lập tháng 2/2004, và bắt đầu khai thác hàng ngày tuyến Bangkok – Singapore từ 16-2-2004. Ngoài ra Thai AirAsia còn bay đến Indonesia và Macao.

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng và mạng lưới sân bay dày đặc tại Malaysia và Thái Lan, giờ đây AirAsia đã cất cánh đến hơn 63 điểm

bay tới 20 quốc gia. Có thương quyền bay đến Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Cam pu chia, Macao, Myanmar và Việt Nam.

Tháng 08 năm 2003, Air Asia trở thành hãng hàng không đầu tiên trên thế giới gửi booking SMS cho khách đặt chỗ, kiểm tra lịch bay, cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về giá khuyến mại cho khách hàng qua điện thoại di dộng. Air Asia gần đây cũng giới thiệu chương trình GO Holiday, cung cấp cho khách các dịch vụ trọn gói trưc tuyến cho kỳ nghỉ của mình

Tháng 11 năm 2003 Air Asia bắt đầu khai thác những chuyến bay trong khu vực tới Phuket, Thái Lan. Hãng đã nhanh chóng mở rộng những chuyến bay tới Bangkok, và sau đó là Hat Yai từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Những chuyến bay tới Indonesia vào tháng 4 năm 2004 với những hành trình bay tới Bandung, Surabaya, và Jakarta từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Kết quả, hãng cũng đã khai thác những chuyến bay tới Bali, Medan và Padang. AirAsia đã làm nên lịch sử ở Bandung, trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên khai thác chuyến bay trực tiếp giữa Bandung và Kuala Lumpur vào tháng 4 năm 2004

Tháng 1 năm 2004, AirAsia đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành hàng không khu vực Châu á khi hãng hàng không giá rẻ thành lập quan hệ với tập đoàn Shin ở Thái Lan để phát triển hãng hàng không giá rẻ ở Thái Lan. Tập đoàn Shin nắm giữ 50% cổ phần, AirAsia giữ 49% còn 1% do cá nhân nắm giữ. AirAsia đã khai thác những chuyến bay nội địa ở Thái Lan với 2 máy bay vào ngày 13 tháng 1 năm 2004, bay hàng ngày từ Bangkok và từ đó đã mở rộng nhiều hành trình nội địa và những chuyến bay quốc tế tới Singapore.

Tháng 7 năm 2004, hãng hàng không giá rẻ bắt đầu phục vụ tới những vùng hành chính đặc biệt của Macau. Các chuyến bay khởi hành từ Bangkok.

Ngày 15 tháng 12 năm 2004, AirAsia lần đầu tiên khai thác các chuyến bay tới Macau từ trụ sở của hãng tại Kula Lumpur và kết quả là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên làm được điều này.

Tháng 11 năm 2004, AA International Limited (AAIL), một công ty sở hữu 99.8 % AirAsia Berhad đã ký kết thành công hợp đồng mua và bán với hẫng hàng không tư nhân Indonesia là PT Awair để nắm giữ 49.0% cổ phần trong công ty. Awair đã thành công khi là hãng hàng không giá rẻ phục vụ các chặng bay nội địa ở Indonesia vào ngày 8 tháng 12 năm 2004. Trụ sở của Awair đặt tại sân bay quốc tế Soekarno - Hatta ở Jakart, Indonesia.

Tháng 4 năm 2005, AirAsia trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên, không bao gồm các dịch vụ trên máy bay cho hành trình Bangkok và Xiamen, Trung Quốc và Clark ( Philipiines) từ Kuala Lumpur và Kota Kinabalu.

Cùng với kế hoạch phát triển và mở rộng, AirAsia đã trở thành một trong những hãng hàng không lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tương lai là một trong những hãng có đội bay lớn nhất trong khu vực. Vào tháng 06/2011, tại triển lãm hàng không Paris Air Show, hãng hàng không giá rẻ của Malaysia là AirAsia đã gây chấn động với một đơn hàng kỷ lục về số lượng máy bay đặt mua. AirAsia đã đặt mua 200 chiếc máy bay Airbus A320 với trị giá lên đến 18,2 tỉ USD. Đầu tháng này, AirAsia đã tuyên bố mở rộng đơn hàng thêm 100 chiếc máy bay, nâng tổng đơn hàng lên thành 300 chiếc máy bay có giá trị 27 tỉ USD. Hiện tại, AirAsia đang có 89 máy bay và kế hoạt phát triển đội bay hùng hậu của hãng này là nhằm mở rộng các đường bay giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á. AirAsia đang có kế hoạch đưa các nhánh hoạt động của hãng này tại Thái Lan và Indonesia lên sàn chứng khoán tại hai quốc gia trên để huy động vốn nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển.

Là một trong những hãng hàng không giá rẻ đứng đầu trong khu vực, Air Asia như một hình ảnh thu nhỏ của Asean. Hãng hàng không Air Asia mong muốn cung cấp cho khách hàng giá vé rẻ để khuyến khích phát triển thương mai và du lịch giữa các quốc gia trong khu vực Asean.

Sự phát triển của AirAsia là một ví dụ điển hình cho sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ.

Mặc dù có khai thác sân bay trung tâm, nhưng AirAsia vẫn là mô hình hàng không giá rẻ thuần tuý, dựa trên các dịch vụ bay đơn chặng, khai thác ít loại máy bay (2 loại), bán vé trực tiếp cho khách qua Internet và các trung tâm điện thoại (85% doanh số bán của hãng được thực hiện thông qua 2 phương thức bán này, trong đó 60% là bán qua mạng Internet). Việc triển khai bán qua tin nhắn điện thoại cũng đã đem lại một số thành công.

 Tiger Air (Singapore)

Tiger Airways là hãng hàng không giá rẻ đóng trụ sở tại Singapore, hoạt động chủ yếu tại sân bay quốc tế Changi Singapore. Lịch sử hình thành của hãng bắt đầu từ tháng 9/2003, ngay sau khi hãng Valuair giải thể, Tiger Air là một liên doanh giữa Singapore Airlines và Ryanair, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 31/8/2004.

Đây là hãng hàng không đầu tiên hoạt động ở nhà ga hàng không giá rẻ ở sân bay Changi với mục đích giảm chi phí, và cơ cấu chi phí của hãng bố trí theo mô hình của hãng Ryanair.

Mô hình hàng không giá rẻ của Tiger Air được xây dựng với 3 chiến lược dựa trên khách hàng:

Kích thích thị trường - tạo cơ hội cho khách hàng, đặc biệt là khách du lịch và khách có độ nhạy cảm cao về giá có thể di chuyển trên các chuyến bay của Tiger Air thường xuyên hơn.

Quản lí chặt chẽ chi phí hoạt động khai thác để đảm bảo mức giá thấp cho khách hàng.

Tận dụng tối đa công suất lao động - tối đa hoá số chuyến bay/máy bay trong một ngày, kế hoạch không lưu hiệu quả.

Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực, Tiger Air vẫn khẳng định về việc duy trì các chuyến bay trong bán kính 5h bay từ Singapore. Và để vượt qua những quy định hạn chế hoạt động trong khu vực, hãng này đang cố gắng mua lại cổ phần của các hãng hàng không khác trong khu vực với ý định trở thành một hãng liên Á.

Những lý thuyết trên là tiền đề để nghiên cứu cụ thể về ngành hàng không giá rẻ của thế giới và Việt Nam. Chƣơng sau đây trình bày những phân tích sâu về môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, từ đó nêu ra các chiến lƣợc có khả năng áp dụng cao.

CHƢƠNG 2

MÔI TRƢỜNG KINH DOANH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ Ở VIỆT NAM 2.1 Môi trƣờng quốc tế

2.1.1 Môi trƣờng chính trị thế giới

Nổi lên các xu hướng chính tri ̣ thế giới trong những năm gần đây là vấn đề hạt nhân, nạn khủng bố hay những tranh chấp về tôn giáo , sắc tô ̣c, lợi ích. Sự kiê ̣n 11/9 là một đòn giáng mạnh vào toàn ngành hàng không . Và hàng không giá rẻ không nằm ngoài số phâ ̣n này . Những quốc gia có nguy cơ khủng bố và bất ổn cao thường xuyên phải hủy bỏ các chuyến bay và thắt chặt an ninh làm cho ngành hàng không hết sức khó khăn trong vấn na ̣n khủng bố.

Sự xung đô ̣t về quan điểm chính tri ̣ giữa các quốc gia làm thay đổi b ầu không khí chính tri ̣ của mô ̣t khu vực có thể đem la ̣i những rủi ro rất lớn cho ngành hàng không.

2.1.2 Môi trƣờng luật pháp thế giới

Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra ma ̣nh mẽ ta ̣o ra các khu vực không biên giới như cô ̣ng đ ồng chung châu Âu - EU. Đó là những thi ̣ trường tiềm năng của hàng không giá rẻ với cơ hô ̣i giao thương lớn giữa các quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)