Tổng quan thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hà tây (Trang 45 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tổng quan thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây thời gian qua

2.2.1. Thực trạng hình đào tạo nguồn nhân lực

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Hà Tây nói riêng đã và đang đòi hỏi đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh để nhanh chóng đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ lên trình độ tiên tiến hiện đại, khôi phục, phát triển và khai thác có hiệu quả các ngành, nghề trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó phát triển đào tạo sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu đa dạng về NNL cho nền sản xuất xã hội, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động. Trong nhiều năm qua hoạt động đào tạo NNL ở Hà Tây đã đạt được những thành tựu đáng kể sau đây:

Thứ nhất: Tình hình giáo dục phổ thông - số lượng và chất lượng nhìn nhận dưới góc độ là nguồn đầu vào của đào tạo nguồn nhân lực.

Tính đến nay hệ thống trường lớp được xây dựng rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với các loại hình công lập, ngoài công lập, phương thức chính qui và không chính qui. Hà Tây là tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Trong toàn tỉnh có 755 trường phổ thông, (trong đó có 59 trường trung học phổ thông, có 2 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông), với 535.666 học sinh, trong đó học sinh trung học phổ thông là 106.756. Tính bình quân cứ 1 vạn dân có 2.152 học sinh. Năm 2004 toàn tỉnh có 132.512 học sinh thi tốt nghiệp các cấp, riêng trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông có 35.097 học sinh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99%, chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, số học sinh giỏi của tỉnh hàng năm đều tăng (năm 2001: 7.214 em, năm 2002: 7.850 em, năm 2003: 8.648 em, năm 2004: 8.950 em); riêng khối trung học phổ thông năm 2002 - 2003 có 2.574 em, năm 2003 - 2004 có 2.690 em. Một số học sinh được công nhận là học sinh giỏi quốc gia: năm 2001 có 60 em, năm 2002 - 2003 có 41 em, năm 2003 - 2004 có 45 em. Từ năm 1995 đến nay, Hà Tây luôn có học sinh dự thi quốc tế và đạt huy chương. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm ngày càng tăng: năm 1996 - 1997 có 4.222 em, năm 1999 - 2000 có 5.410 em, năm 2002 có 5.518 em, đến năm 2003 có 6.802 em. Hầu hết các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đều tổ chức cho học sinh được học nghề (85%). Cơ sở vật chất phục vụ cho Giáo dục có nhiều chuyển biến, về cơ bản đã xoá bỏ được lớp học tranh tre và tình trạng học 3 ca. Tuy nhiên giáo dục phổ thông Hà Tây vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: chất lượng giáo dục toàn diện (nhất là giáo dục đạo đức) có nhiều chuyển biến, song cần được quan tâm để đạt kết quả tốt hơn. Nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục lạc hậu, việc đổi mới phương pháp

giảng dạy và giáo dục còn lúng túng, nhất là khâu thí nghiệm và thực hành. Việc phân luồng trong đào tạo còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số trường còn thiếu phòng học, bàn ghế và trang thiết bị dạy học. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp còn chưa được đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu của loại hình đào tạo không chính qui cho người đi học và hướng nghiệp các nghề kinh tế kỹ thuật cao cho học sinh.

Thứ ha: Về đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo đã được hình thành và ngày càng mở rộng. Tính đến 2003, trên địa bàn tỉnh có 6 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 9 trường dạy nghề và tham gia dạy nghề của Trung ương và của tỉnh. Có 20 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ việc làm (1 trung tâm của Liên đoàn lao động tỉnh và 1 trung tâm tư thục), cùng với hơn 1000 cơ sở dạy nghề và truyền nghề của cá nhân và tập thể. Trong 1.116 làng nghề thì có 160 làng tham gia dạy nghề do các nghệ nhân và thợ lành nghề đào tạo. Năm 2003, tỉnh thành lập thêm một số trung tâm dạy nghề ở Ứng Hoà, Thạch Thất, Hoài Đức và Trung tâm dạy nghề tư thục Hà Dương. Ngoài ra, trong tỉnh còn có hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy nghề như ở Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên và các Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp điển hình như: Ứng Hoà, Thanh Oai, Hà Đông, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây và Thường Tín.

Kết quả hoạt động của từng màng lưới dạy nghề nói trên đã làm cho số lượng lao động được đào tạo nghề qua các năm ngày càng tăng.

Bảng 2.1: Số lao động được đào tạo từ 1998 - 2003

Đơn vị tính: Người

Tổng số lao động được đào tạo

10.120 14.500 18.100 21.330 21.370 23.580

Nguồn: Sở lao động Thương binh - Xã hội [37].

Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ lao động được đào tạo ở Hà Tây từ 11% năm 1996 lên 16,5% năm 2000; 18,1% năm 2001 lên 19,6% năm 2002 và đến năm 2003 đạt tỷ lệ 21,5%. Trong 5 năm qua kết quả dạy nghề tăng bình quân 1,9%/ năm. Kết quả này đã góp phần to lớn đáp ứng yêu cầu về bổ xung lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, khôi phục phát triển làng nghề và góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời nâng cao chất lượng lao động.

Tuy nhiên số lao động được đào tạo nghề ở Hà Tây chủ yếu là lao động qua đào tạo ngắn hạn, lao động qua đào tạo dài hạn rất ít.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động được đào tạo dài hạn và ngắn hạn

Đơn vị tính: Người Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 10.120 14.500 18.100 21.330 21.370 23.580 Dài hạn 1.620 2.000 2.600 3.580 4.265 5.150 Ngắn hạn 8.500 12.500 15.500 17.770 17.605 18.340

Nguồn: Sở Lao động Thương binh-Xã hội và Uỷ ban Nhân dân tỉnh [37], [45].

Từ số liệu trên cho thấy, số lượng đào tạo ngắn hạn năm 2001 chiếm 83,22% trên tổng số người được đào tạo, số được đào tạo dài hạn là 16,8% và đến năm 2003 là 21,9%. Có thể nói cho đến nay, Hà Tây về cơ bản đã đáp ứng được việc đào tạo nghề ngắn hạn (85%) số còn thiếu là 15% do các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh đào tạo. Ở Hà Tây, các ngành nghề được đào tạo khá đa dạng và phong phú. Có thể khái quát ở 6 nhóm ngành như: cơ khí, điện, tin học, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ và nghề làm

vườn với tổng số hơn 50 nghề phục vụ cho cả 3 nhóm ngành kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong đó, có những nhóm ngành phục vụ sản xuất như: điện, cơ khí, tin học..., có những ngành phục vụ du lịch, xuất khẩu lao động như: may công nghiệp, cơ khí điện dân dụng, tin học, nghề giúp việc gia đình, nấu ăn, chụp ảnh, quay camera.

Tình hình hoạt động đào tạo chuyên nghiệp được xem xét ở 2 cấp trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học, cao đẳng.

* Đối với bậc trung học chuyên nghiệp:

Với 7 cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp và số giáo viên ngày càng được tăng cường (316 giáo viên năm 2001 lên 470 năm 2004) số học sinh được tuyển vào và tốt nghiệp ra trường trong những năm gần đây ngày càng tăng. Có thể thấy qua bảng số liệu sau :

Bảng 2.3: Số học sinh chuyên nghiệp được đào tạo từ năm 2000 - 2004.

Đơn vị: Người

Danh mục Năm học

2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004

Tuyển mới 3.499 4.431 4.862 5.864 Học sinh đang đào tạo 6.615 8.027 9.121 10.471 Học sinh tốt nghiệp 2.903 2.947 3.531 4.507

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].

Như vậy, từ năm 2000 đến nay ở Hà Tây đã có 13.938 học sinh trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp trong tổng số học sinh trung học chuyên nghiệp được tuyển vào đào tạo, phần lớn là đào tạo dài hạn, số đào tạo tại chức chiếm một phần rất nhỏ, tuy nhiên cũng bắt đầu tăng lên nhiều từ năm 2001 đến nay.

Bảng 2.4: Số học sinh đào tạo dài hạn - tại chức từ năm học 2000 - 2004. Đơn vị: Người

Danh mục Năm học

2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004

Tổng số tuyển mới 3.499 4.431 4.862 5.864 HS đào tạo dài hạn 2.723 3.108 3.666 4.230 HS tại chức 776 1.323 1.196 1.378

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].

Ngoài hệ đào tạo tại chức từ năm 2003 - 2004, ở Hà Tây bắt đầu đào tạo hệ chuyên tu cho 256 THCN.

* Đối với bậc Đại học Cao đẳng.

Sự hoạt động tích cực của 8 cơ sở đào tạo với số giáo viên (763 năm 2000, 877 năm 2004) đã cung cấp NNL chất lượng cao với số lượng không nhỏ cho các lĩnh vực hoạt động KT - XH ở Hà Tây. Từ năm 2000 đến nay đã có 17.325 sinh viên tốt nghiệp. Số sinh viên được tuyển mới bắt đầu tăng lên nhiều từ năm học 2003 - 2004.

Bảng 2.5: Số sinh viên đại học, cao đẳng được đào tạo từ năm 2000 - 2004. Đơn vị: Người

Danh mục Năm học

2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004

Tổng số tuyển mới 4.743 4.647 4.524 6.506 SV đang đào tạo 1.2468 12.228 12.639 8.914 SV đã tốt nghiệp 6.129 4.835 3.902 2.459

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].

Khác với bậc trung học chuyên nghiệp, hoạt động đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng được tiến hành với cả 3 loại hình: chính qui, chuyên tu, tại chức. Tuy nhiên, số lượng đào tạo chính qui vẫn là cơ bản (chiếm 70%), số lượng được đào tạo ở loại hình chuyên tu, tại chức bắt đầu giảm từ năm học 2003 - 2004.

Bảng 2.6: Cơ cấu đào tạo sinh viên đại học, cao đẳng theo loại hình Đơn vị: Người Danh mục Năm học 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004 Tổng số tuyển mới 4.743 4.647 4.524 6.506 Chính qui 3.248 3.066 2.812 5.590 Chuyên tu 365 73 170 Tại chức 1.130 1.508 1.647 655

Nguồn: niên giám thông kê Hà Tây [7].

Ngoài các bậc đào tạo nói trên, nếu xem xét theo tiêu chí người Kinh và dân tộc giữa các vùng lãnh thổ, có thể thấy việc đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL cho vùng dân tộc ở Hà Tây còn hạn chế. Số học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số được tuyển vào rất ít so với tổng số.

Bảng 2.7: Cơ cấu đào tạo theo giữa người kinh và dân tộc giữa các vùng, lãnh thổ từ năm 2000 - 2004.

Đơn vị: Người

Năm học Danh mục

Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng - Đại học Tổng số Dân tộc Tổng số Dân tộc

2000 - 2001 3.499 139 4.743 129 2001 - 2002 4.431 201 4.647 120 2002 - 2003 4.862 44 4.524 110 2003 - 2004 5.864 213 6.506 77

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Tây [7].

Nếu xem xét dưới góc độ cơ cấu trình độ giữa bậc đào tạo trung học chuyên nghiệp với đại học, cao đẳng có thể thấy sự không phù hợp, tỷ lệ trung học chuyên nghiệp còn thấp so với đại học, cao đẳng. Thể hiện qua các số liệu

sau: năm 2000 - 2001: 3.499/4.743; năm 2001 - 2002: 4.431/4.647; năm 2002 - 2003: 4.862/4.524; năm 2003 – 2004: 5.864/6.506.

2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

Tổng số lao động trong độ tuổi ở Hà Tây chiếm khoảng 61% dân số. Trong số gần 1,3 triệu người có khoảng 80% lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế có khoảng 80% lao động làm nông nghiệp. Riêng khu vực nông thôn có khoảng 20% lao động làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thời gian sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn mới chỉ đạt hơn 70%; năm 2000 đạt 74,3%; năm 2001 đạt 77,3%; năm 2002 đạt 77,4%; năm 2003 đạt 78%. Như vậy, còn hơn 20% quĩ thời gian chưa được khai thác sử dụng. Ước tính khu vực nông nghiệp nông thôn việc sử dụng lao động còn để lãng phí gần 40.000 lao động. Trong phạm vi toàn tỉnh hiện còn khoảng 20% lao động không có hoặc thiếu việc làm. Năm 2003, số lao động thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị là 28.872 người; số lao động thất nghiệp 9.872 người. Trong đó ở thành thị (Hà Đông - Sơn Tây) chiếm 12% chưa có nghề nghiệp, 15% nghề nghiệp chưa ổn định.

2.2.2.1. Về tình hình thu hút và phân bố sử dụng lao động

Trong những năm gần đây số lao động đang làm việc được phân theo các ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.8. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ 2001 - 2003 (tính đến 1 tháng 7 hàng năm) Đơn vị tính: Người TT Ngành Năm 2001 2002 2003 Tổng số 1.419.879 1.199.750 1.240.000 Trong đó:

1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.072.961 896.703 878.700

2. Thuỷ sản 4.574 5.806 8.500

3. Công nghiệp khai mỏ 990 1.697 1.800

4. Công nghiệp chế biến 182.294 185.176 205.000

5. Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 1.404 2.100 2.400

6. Xây dựng 19.392 10.392 22.800

7. Thương nghiệp: Sửa chữa xe có động

cơ, mô tô,xe máy và đồ dùng cá nhân 42.860 22.362 34.000

8. Khách sạn nhà hàng 7.137 7.573 12.000

9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 9.801 6.940 9.600

10. Tài chính - Tín dụng 1.797 577 700

11. Hoạt động khoa học và công nghệ 600 475 600

12. Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

851 968 1.500

13. Quản lý nhà nước và an ninh quốc

phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

34.328 10.082 11.000

14. Giáo dục và đào tạo 33.853 38.371 39.500

15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3.909 3.856 4.000

16. Hoạt động văn hoá thể thao 1.049 934 1.200

17. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 1.081 5.152 5.500

18. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

998 568 1.200

Nếu xem xét trong ngành công nghiệp thì thấy rằng: số lao động công nghiệp tăng dần lên từ 2000 đến 2004. Năm 2000: 101.669 người; năm 2001: 212.137 người. Trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn số lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần rất nhỏ. năm 2000: 3.586 người; năm 2001: 3.353 người; năm 2002: 3287 người và năm 2003: 4,364 người.

Nếu xem xét theo thành phần kinh tế, trong số lao động công nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước năm 2003 thì lao động thuộc kinh tế nhà nước là 10.321 người; tập thể: 1.770 người; tư nhân: 4.987 người; cá thể: 189.536 người; hỗn hợp: 1.159 người. Như vậy, lao động công nghiệp ngoài nhà nước chiếm phần lớn. Lao động tư thương và dịch vụ, tư nhân chuyên nghiệp cũng ngày càng tăng dần qua các năm. Năm 2000: 30.535 người; năm 2001: 33.449 người; năm 2002: 38.086 người; năm 2003: 40.962 người.

Số lao động được thu hút vào các làng nghề không nhỏ bởi Hà Tây nổi tiếng là đất trăm nghề. Năm 1996 có 88 làng nghề truyền thống thu hút 110.900 lao động; trong đó, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 76.400 người. Năm 2000 có 972 làng nghề, số lao động được thu hút 161.200 người, trong đó lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 107.000 người (chiếm 64%). Năm 2003 có 1.116 làng nghề số lao động được thu hút hơn 200.000 người. Trên địa bàn nông thôn, ngoài số lao động được thu hút vào hoạt động các làng nghề còn có khoảng 3.242 lao động được thu hút vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hà tây (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)