Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hà tây (Trang 75 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Xã hội hoá giáo dục đào tạo là làm cho giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu đa dạng phong phú của xã hội, của từng ngành, từng địa phương, biến nhà trường từ một thể chế nhà nước thành một thể chế xã hội nhà nước, một hệ thống mở đa dạng, mềm dẻo và gắn với tiến trình phát triển KT - XH đồng thời thu hút được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, tạo nên sự gắn kết giữa cá nhân với xã hội, giữa xã hội với ngành giáo dục đào tạo. Muốn vậy Hà Tây cần:

- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Quan tâm tạo điều kiện cho mọi người được học tập và học tập suốt đời thông qua việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương, các trung tâm dạy nghề. Tôn vinh nghề dạy học và tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Củng cố Hội đồng Giáo dục và Hội khuyến học các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc lập và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học (chú ý mở rộng tăng cường đối với dạy nghề), quỹ khuyến công và khuyến nông.

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cường trách nhiệm đối với đào tạo NNL. Bằng cách đó giải quyết những bức xúc về NNL, khắc phục những bất cập về đào tạo NNL ở Hà Tây hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu KT - XH của tỉnh đề ra. Tỉnh cần có cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư các cơ sở dạy nghề trong các thành phần kinh tế. Một mặt tỉnh đầu tư phát triển qui mô dạy nghề công lập, tăng đầu tư cho các quỹ khuyến công, khuyến nông và mặt khác coi trọng, khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo bán công, tư thục, cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp để tạo lập một hệ thống dạy nghề liên hoàn gắn lý thuyết với thực hành ở cả ba cấp trình độ: bán lành nghề - lành nghề - trình độ cao. Việc đào tạo lao động có trình độ lành nghề và trình độ

cao cần phân công cho các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật có chức năng dạy nghề, việc đào tạo trình độ bán lành nghề giao cho các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của tập thể và tư nhân trong các làng nghề với những chương trình linh hoạt.

- Kêu gọi bà con Việt kiều, các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt trong tỉnh tài trợ cho các trường và các trung tâm dạy nghề dưới các hình thức như: hỗ trợ về tài chính và trang thiết bị dạy học, quỹ khuyến học, học bổng...

- Để giải quyết thoả đáng mối quan hệ cung cầu nhân lực và thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, gắn đào tạo với sử dụng NNL, cần:

+ Có nhận thức mới: coi Giáo dục đào tạo, một lĩnh vực dịch vụ có thu. Trên cơ sở thừa nhận thị trường lao động, tất yếu phải thừa nhận sản phẩm dịch vụ giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng và do đó tất yếu phảỉ vận dụng cơ chế thị trường và đặt nó với xu hướng toàn cầu hoá. Song cũng cần thấy rằng, sản phẩm giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng đặt biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chổ gắn trực tiếp với con người, gắn với ý thức xã hội, do đó gắn với mục tiêu "trồng người” như Bác Hồ đã dạy và khi vận dụng cơ chế thị trường phải chịu sự chi phối của định hướng xã hội chủ nghĩa và tính chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo, góp phần giải quyết những bất cập trong lĩnh vực đào tạo hiện nay.

+ Thực hiện mô hình liên kết giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh - doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng nhân lực - người học, với phương châm nhà nước hỗ trợ, nhà doanh nghiệp giúp đỡ và gia đình người học đóng góp.

+ Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho đào tạo nghề dưới hình thức trường tư để giải quyết những bất cập hiện nay.

3.2.2. Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp

Việc phát triển hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm thu hút phần lớn số học sinh phổ thông của tỉnh không đủ điều kiện vào học cao đẳng, đại học, đào tạo họ trở thành lực lượng lao động kỹ thuật bảo đảm cung cấp cho các ngành kinh tế theo yêu cầu CNH, HĐH và phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu lao động kỹ thuật là việc làm cần thiết hiện nay ở Hà Tây. Để tạo điều kiện cho con em Hà Tây, nhất là con em các gia đình khó khăn có cơ hội học tập và thực hiện tốt phân luồng học sinh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh Hà Tây cần:

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, coi nó là đầu tư cho phát triển. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới Tỉnh cần tăng dần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo (hơn 15%) và đặc biệt chú ý tới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Xây dựng trường dạy nghề thứ hai và mở thêm một số trung tâm dạy nghề tại các khu công nghệ cao và các vùng nông thôn để giảm số lao động đào tạo nghề ngắn hạn, tăng số lao dộng được đào tạo dài hạn. Phấn đấu mỗi huyện có một Trung tâm dạy nghề với cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng yêu cầu cập nhật các nghề mới.

- Đối với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, nhất thiết phải được đầu tư thêm các trang thiết bị dạy nghề để học sinh có điều kiện rèn luyện làm quen với các thao tác kỹ năng nghề, khắc phục tình trạng học lý thuyết "chay" ở một số trung tâm như hiện nay. Đồng thời phát động phong trào thi đua tự tạo thiết bị dạy học, khơi dậy tinh thần sáng tạo vượt khó khăn trong giảng dạy và học tập.

Ngoài chất lượng nguồn đào tạo và cơ sở vật chất, việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL còn phụ thuộc một phần rất lớn ở trình độ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề. Đội ngũ này phải đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, trong đó tỷ lệ giáo viên có tay nghề cao có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thực tế việc tổ chức Hội chợ kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam và Hội chợ việc làm ở Hà Tây trong thời gian qua cho thấy, trong xu thế phát triển công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ nếu cán bộ giảng dạy không thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp giảng dạy, thông tin kiến thức kỹ thuật hiện đại thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu và sản phẩm đào tạo là những người thợ cũng không thể coi là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong nước và cạnh tranh trên thị trường lao động nước ngoài. Trong nhiều năm qua ở Hà Tây việc đào tạo NNL chưa được quan tâm đúng mức nên việc đào tạo nâng cao trình độ giáo viên cũng chưa được coi trọng, vì vậy để nâng cao trình độ của giáo viên trong thời gian tới tỉnh cần coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên (nhất là giáo viên các trường dạy nghề). Thời gian qua mặc dù nhiều giáo viên ở các cơ sở đào tạo đã tự mình tích cực theo học các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ sau đại học, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL cho tương lai. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thu nhập của giáo viên thấp và tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích cho việc đi học để nâng cao trình độ. Để nâng cao trình độ giáo viên tỉnh cần giành một phần ngân sách và có cơ chế hỗ trợ cho các giáo viên đi học tập nâng cao trình độ trên ĐH, kết hợp với các doanh nghiệp đưa lao động giỏi, lao động trẻ đi tu nghiệp ở nước ngoài. Đồng thời với việc đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên tỉnh nên có chính sách đãi ngộ theo

đúng giá trị NNL được đào tạo, trọng dụng người tài để vừa giữ, vừa thu hút được giáo viên giỏi về công tác giảng dạy trong các trường đào tạo của tỉnh.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là xây dựng và phát huy hiệu quả các tập thể chuyên môn mạnh trong các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh để có thể cùng hoà nhịp trong kết hợp đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn giáo dục đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm. Cùng với đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đào tạo NNL, điều này được thể hiện thông qua việc quản lý thu - chi tài chính, bảo quản cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình và qui trình đào tạo. Các hoạt động trên được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hạ thấp mức chi phí đào tạo. Bởi vậy Tỉnh cần thực hiện việc liên kết với các cơ sở đào tạo của Trung ương mở lớp hoặc gửi cán bộ quản lý theo học các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ,ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuộc các cơ sở đào tạo NNL.

3.2.4. Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động

Có thể nói, tạo nhiều việc làm là một nhiệm vụ bức bách ở Hà Tây hiện nay khi số lao động chưa có việc làm và số lao động bổ sung ngày càng gia tăng và chủ yếu lại tập trung ở nông thôn. Để tạo việc làm thu hút được nhiều lao động cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là: chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở các lợi thế của địa phương, nhanh chóng hiện thực hoá các dự án đầu tư vào tỉnh, do đó đầu tư phát triển khu vực nông thôn, đẩy nhanh đô thị hoá, phát triển ngành nghề sẽ làm tăng nhu cầu lao động tại chỗ, tăng việc làm, nhanh chóng giảm thiểu số lao động chưa có việc làm và số lao động có việc làm không đầy đủ, thời gian nông nhàn của nông dân, tăng thu nhập cho dân cư

nông thôn đồng thời gắn được lao động với đất đai tài nguyên của Tỉnh. Muốn vậy cần:

- Nhanh chóng thực hiện việc giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất để các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài nước vào Tỉnh được thực thi có hiệu quả.

- Cho phép các tổ chức, cá nhân thuê đất lâu dài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hình thành nên các khu công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, làng nghề nông thôn, phát triển kinh tế trang trại đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông thôn.

- Cho phép nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển một phần hợp lý diện tích trồng lúa sang làm vườn hoặc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao).

Hai là: đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và tạo nghề mới, một hướng đi hiệu quả, vừa tận dụng được nguồn lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, vừa khai thác được nguồn tài nguyên phong phú đa dạng đối với tạo việc làm. Việc phát triển làng nghề ở Hà Tây không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có thể thu hút thời gian của lao động phụ góp phần tiết kiệm thời gian, tăng thêm thu nhập, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Muốn vậy cần ưu tiên giải quyết về vốn đặc biệt là nguồn vốn lãi xuất thấp hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết mặt bằng. Tìm kiếm mở rộng thị trường, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để bảo đảm số lượng và chất lượng tốt cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trong các làng nghề.

Ba là: khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh qui mô vừa và nhỏ, bởi đây là khu vực kinh tế năng động, hiệu quả hoạt động khá cao, đóng góp đáng kể vào GDP của Tỉnh, tạo nhiều việc làm và thu hút NNL đáng kể hiện nay. Năm 2001 khu vực này đã thu hút tạo thêm việc làm cho 5.500 lao động. Năm 2002 tạo việc làm thêm cho 6.000 lao động. Năm 2003 tạo việc làm cho 7.000 lao động. Muốn vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần khuyến klhích, hỗ trợ khu vực này về vốn thông qua hình thức bảo lãnh tín dụng và vay vốn ưu đãi từ quỹ phát triển, về thông tin kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng và tạo niềm tin cho các chủ đầu tư, có thể giảm thuế trong thời gian đầu khi sản xuất các mặt hàng mới có hiệu quả kinh tế cao.

Bốn là: đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong nhiều năm qua xuất khẩu lao động được coi là một định hướng quan trọng, mũi nhọn trong việc tạo việc làm cho hiệu quả cao, nhưng hiện nay xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu mà tỉnh đề ra năm 2004 (1.200 lao động). Số lao động đưa sang nước bạn làm việc còn ít, không tương xứng với tiềm năng lao động rất dồi dào của tỉnh, trong khi đó nhu cầu lao động ở nước bạn vẫn rất lớn (như Hàn Quốc, Đài Loan). Vì vậy, cần tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhận xuất khẩu lao động, nâng cao sự hiểu biết về phong tục tập quán, khả năng giao tiếp ngoại ngữ, nâng cao ý thức chấp hành các nguyên tắc trong hợp tác lao động cho người lao động. Hình thành và hoàn thiện mạng lưới chuyên đào tạo NNL cho xuất khẩu. Tập trung đào tạo, chuẩn bị NNL có tay nghề và chất lượng cao (bởi trong số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài mới chỉ có 4% lao động chất lượng cao còn lại là lao động phổ thông) đáp ứng thị trường lao động của khu vực và thế giới, nhất là các ngành xây dựng, điện tử, tin học. Mặt khác cần thực hiện tốt chính sách cho vay vốn thế chấp để người

lao động có cơ hội đi xuất khẩu lao động với mức chi phí thấp, duy trì giữ vững thị trường truyền thống và xây dựng các thị trường mới.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tác giả đề tài chỉ đề cập tới các vấn đề sau:

Một là: tạo lập duy trì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển dụng lao động và việc làm. Để phát huy có hiệu quả NNL cần phải đảm bảo sự thống nhất trên cả ba mặt: đào tạo - sử dụng - việc làm. Việc gắn đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hà tây (Trang 75 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)