1.2.1 .Một số vẫn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm
3.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC
LÀM CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
* Nhóm nhân tố chủ quan
- Chất lƣợng của lao động là thanh niên trong huyện còn thấp.
Một thực trạng cho thấy lao động thanh niên trong huyện có trình độ văn hoá cao nhƣng trình độ CMKT lại rất thấp, chỉ có 8,5% có trình độ ĐH, có tới 68,4% lao động thanh niên chƣa qua đào tạo.
Mặt khác, thanh niên thƣờng có suy nghĩ không chín chắn, luôn có tâm lý “chóng chán” trƣớc những công việc mới thuận tiện hơn. Những lao động thanh niên này thƣờng không thích công việc của mình, họ không thiết tha, không cố gắng với công việc. Do vậy mà quá trình tìm việc làm của lao động
thanh niên càng khó. Những lao động thanh niên có trình độ CMKT có tâm lý không muốn tìm việc làm ở quê mà thích cuộc sống ở nơi đô thị, thích làm thầy, thƣờng có xu hƣớng làm việc tại địa chính ngoài tỉnh.
- Điều kiện khó khăn của bản thân ngƣời học
Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập đƣợc ngƣời lao động đề cập đến. Trƣớc hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trung vào mức học phí tham gia học nghề cao dẫn đến ngƣời lao động muốn học nghề nhƣng do không có khả năng về tài chính khó theo học. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc còn rất nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên nghèo muốn nhƣng không thể học nghề. Nhƣ vậy, để thu hút ngƣời lao động thanh niên nông thôn nghèo đến với các chƣơng trình học nghề Nhà nƣớc cần có chính sách cụ thể và đủ mạnh hỗ trợ tài chính cho các đối tƣợng này.
* Nhóm nhân tố khách quan
- Dân số
Hƣng Nguyên là một huyện thuần nông có số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn (57,43% năm 2014) và tỷ lệ lao động thanh niên luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động (54,58% năm 2014), đây là thách thức giải quyết việc làm cho lao động. Nhìn chung, chất lƣợng dân số của huyện chƣa cao cả về thể lực và trí lực. Ngƣời dân nơi đây chƣa thực sự năng động, nhạy bén với thị trƣờng. Điều này gây khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.
- Về kinh tế - xã hội:
Do thời tiết khí hậu không thuận lợi, kéo theo tổng giá trị sản xuất không cao, thu nhập của ngƣời dân ở mức thấp. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện chiếm tới hơn 6%. Nếu không làm thêm các nghề phi nông nghiệp khác, cuộc sống của ngƣời dân sẽ không đƣợc đảm bảo. Bên cạnh đó, cơ hội tìm việc làm
tại huyện rất hạn chế, chủ yếu là nông nghiệp. Trong 5 năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của huyện còn bị giảm, nhất là giai đoạn năm 2011 – 2013 do quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất làm đƣờng và xây dựng. Với sự giảm mạnh đất nông nghiệp, một bộ phận lao động thanh niên trƣớc làm nông nghiệp trong huyện không có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng, dẫn đến khả năng tìm việc của lao động thanh niên nông thôn huyện Hƣng Nguyên ngày càng khó. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu làm lao động thanh niên huyện thƣờng bị thất nghiệp và muốn rời quê đi làm xa.
- Nhóm chính quyền:
UBND huyện Hƣng Nguyên đã ƣu tiên phát triển nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH của toàn huyện nhƣng quá trình chuyển dịch chƣa đạt kết quả cao.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân sau: Thứ nhất về nguồn vốn giải quyết việc làm
Mạng lƣới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân trong huyện còn hạn chế về cả chất lƣợng và phƣơng thức hoạt động. Quy mô vốn còn hạn chế, nguồn vốn chƣa đến đúng ngƣời vay vốn và việc sử dụng vốn chƣa hiệu quả. Số tổ chức này cũng chỉ phát triển ở một số địa phƣơng nhất định.
Thứ hai về chính sách hỗ trợ cho học nghề của nhà nƣớc còn hạn chế Mức hỗ trợ học nghề thấp, nên học viên, nhất là học sinh nông thôn rất khó thích ứng, ví dụ, hỗ trợ hiện này cho lao động đi học nghề ở mức 300.000 đồng/tháng, tối đa không quá 5 tháng (1.500.000 đồng/khoá) sẽ rất khó có thể kéo ngƣời lao động nhất là những lao động nông thôn nghèo ra khỏi công việc thƣờng ngày để đi học
Thứ ba, đó là sự yếu kém trong hoạt động Đoàn thanh niên huyện. Một thực tế cho thấy rõ đó là những hoạt động của Đoàn thanh niên huyện rất đơn
điệu và không hiệu quả.
CHƢƠNG 4:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở
HUYỆN HƢNG NGUYÊN TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Để giải quyết việc làm của lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên tỉnh Nghệ An nhằm giảm các tệ nạn xã hội, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong huyện. Trong thời gian tới, chính quyền huyện Hƣng Nguyên cần thực hiện tốt một số giải pháp sau