Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)

1.2.1 .Một số vẫn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm

2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3. Phƣơng pháp phân tích

2.1.3.1. Phương pháp biện chứng duy vật

Nội dung nghiên cứu là việc làm, chủ thể là ngƣời lao động. Thông qua phép biện chứng duy vật trình bày một cách có hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những quy luật chung của thế giới tự nhiên về việc làm và rút ra những quan điểm, những quy tắc chỉ đạo hoạt động của con ngƣời về vấn đề này.

Hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng về vấn đề này, đó là: Thứ nhất, nguyên lý vể mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện ở vấn đề việc

làm đối với ngƣời lao động mang tính phố biến không chỉ ở riêng một quốc gia hay một cá nhân nào mà đó là hiện tƣợng chung của toàn thế giới, của tất cả mọi ngƣời và thể hiện mối quan hệ phức tạp của chúng, giữa việc làm và những nhân tố xung quanh nó. Thứ hai, nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển. Điều này đƣợc thế hiện qua những con số cụ thể, phản ánh trạng thái vận động, phát triển và biến đối về tình hình việc làm của ngƣời lao động qua các năm, biến đổi về chất cũng nhƣ biến đối về lƣợng; "Chất" của việc làm là hiệu quả kinh tế mang lại, hay là giá trị sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Chất của việc làm phần nào đƣợc quyết định bởi chất lƣợng lao động nhƣ: sức khỏe của ngƣời lao động, trình độ học vấn, tuổi, trình độ chuyên môn kỷ thuật... "Lƣợng" của việc làm chính là số lƣợng lao động có việc làm, việc gải quyết tốt chính sách tạo việc làm sẽ là điều kiện quan trọng để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tác động tích cực đến sự tăng trƣởng, phát triển của nền kinh tế.

Trong các cặp phạm trù có thế nói cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả là hai cặp phạm trù làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về việc làm của ngƣời ngƣời lao động ở huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An.

2.1.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích và tống họp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ.quy định và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu đề tài, có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của cơ chế thị trƣờng lao động, sự biến động về việc làm của lao động luôn gắn chặt vói quá trình biến đổi của cơ chế thị trƣờng. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng họp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên

kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

2.1.3.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tại Luận văn nhằm thể hiện sự biến động các tiêu thức, các chỉ tiêu việc làm của lao động trong 04 năm (từ 2011 đến 2014). Trên cơ sở so sánh, đánh giá đƣợc sự biến động về đất đai, kinh tế, dân số và lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động... Từ đó đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách về việc làm trong sự vận động của cơ chế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng lao động nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)