2.3.3 .1Nguyên nhân chủ quan
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
+ Nguồn thông tin đầu vào chưa đầy đủ:
Đối với số liệu báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của các DN chưa đầy đủ
và chỉ những DN lớn hoặc các DN niêm yết mới có BCTC được kiểm toán, đại bộ phận các DN nhỏ, các DN tư nhân không coi việc kiểm toán BCTC là quan trọng, có nhiều DN chỉ có số liệu 2 năm, thậm chí một năm. Đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp với số liệu kiểm toán còn chưa chính xác như một doạnh nghiệp một năm có nhiều báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Đối với thông tin phi tài chính:Thông tin phi tài chính rất cần thiết cho việc
cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc thu thập các thông tin phi tài chính còn gặp nhiều khó khăn do CIC không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với DN
(khó khăn về nhân lực, cơ sở pháp lý).
Việc đánh giá thông tin phi tài chính theo phương pháp định lượng nên gặp rất nhiều khó khăn.
+ Về nhu cầu sử dụng thông tin
Hiện nay, một trong những khó khăn của CIC nói riêng và của các cơ quan làm công tác thông tin nói chung ở Việt Nam đó là nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ thể kinh tế chưa được coi trọng. Phần lớn các chủ thể kinh tế hoạt động đều không cần thông tin hoặc có thông tin nhưng chưa thực sự sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả. Chưa bám sát vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp.
- Một số lãnh đạo NHTM chưa thực sự quan tâm và chưa kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ thông tin tín dụng; trang thiết bị và chương trình phần mềm, mạng máy tính phục vụ cho nghiệp vụ TTTD tại một số NHTM chưa đồng bộ, chưa đảm bảo việc cung cấp, khai thác sử dụng TTTD.
- Hiện nay, các DN bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng cho vay nhưng phần lớn độ chính xác của các báo cáo tài chính chưa cao vì hầu hết
chưa được kiểm toán.
+Thị trường TTTD ngân hàng
Thực chất thì thị trường TTTD ngân hàng là một thị trường không hoàn hảo, vì trong các chủ thể tham gia, có một số tổ chức không thực hiện kinh doanh TTTD như cơ quan TTTD công, thường trực thuộc NHTW, hoạt động vì mục đích bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống ngân hàng, có tính chất như bảo hộ cho kinh doanh ngân hàng, không nhằm kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận;
Một vấn đề nữa cũng làm cho thị trường TTTD ngân hàng không hoàn hảo, đó là tính bắt buộc hoặc các ngân hàng phải báo cáo và khai thác TTTD để phòng ngừa rủi ro đối với các tổ chức TTTD công, tức là pháp luật bắt buộc NHTM phải tham gia báo cáo cho hệ thống TTTD ngân hàng, hiện nay theo thống kê có khoảng
30 % nước trên thế giới có tổ chức TTTD công. Nhưng vấn đề bắt buộc này đến nay không còn quan trọng vì hầu hết các ngân hàng đều tự giác mua thông tin vì lợi ích trước hết của chính mình.
+ Các văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến hiệu quả hoạt động TTTD. Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD. Các TCTD sẽ phải chấp hành nghiêm túc hơn chế độ báo cáo TTTD về cơ quan TTTD. Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các TCTD không thực hiện đúng quy định và các văn bản hướng dẫn. Nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD giúp cho hoạt động TTTD sẽ được thực hiện tốt và theo một quy chuẩn. Ngược lại, các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, các quy định chồng chéo có thể gây khó khăn cho hoạt động TTTD hoặc các quy định thiếu chặt chẽ có thể tạo ra kẽ hở để các chủ thể tham gia luồn lách, trốn nghĩa vụ báo cáo TTTD.
Kết luận chương 2
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một tổ chức nào hoạt động chuyên về lĩnh vực cảnh báo rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin giám sát và cảnh báo của Ngân hàng Trung ương (tại Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng) còn quá nghèo nàn và chưa phát huy hiệu quả. Bản thân một số TCTD cũng có hệ thống cảnh báo của riêng mình nhưng quy mô còn manh mún, không đồng bộ, chưa chuyên nghiệp.Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn thông tin tin cậy.Việc chia sẻ thông tin khách hàng giữa các TCTD cũng hết sức hạn chế. Vì thế, có thể nói, hoạt động cảnh báo rủi ro mang tính chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của cảnh báo hầu như chưa có ở Việt Nam.
Ngân hàng Trung ương- ngân hàng mẹ- hiện chưa phát huy được vai trò tư vấn đối với các ngân hàng con, chưa giúp các ngân hàng con nhìn thấy trước rủi ro và có hướng phòng tránh.
Khả năng dự báo và cảnh báo của CIC còn hạn chế. Việc cảnh báo cho các TCTD chủ yếu dừng ở việc cảnh báo khách hàng có nợ xấu và mức độ cảnh báo cũng rất hạn chế, hiệu quả cũng chưa cao. Việc tạo lập thông tin cảnh báo mang tính thủ công, dữ liệu cảnh báo chủ yếu là dữ liệu thô dưới dạng bài viết hoặc bảng biểu đơn lẻ, rời rạc, không sâu, không đầy đủ, thiếu tính hệ thống. Mảng thông tin phục vụ quản lý (trong đó có một phần thông tin có thể tạm gọi là cảnh báo như các biểu dữ liệu tổng hợp về dư nợ…) đã được đưa lên web vài năm gần đây nhưng hiệu quả khai thác và sử dụng không cao do nội dung thông tin nghèo nàn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊUCẢNH BÁO TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM