ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỈ TIÊUCẢNH BÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 92)

2.3.3 .1Nguyên nhân chủ quan

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỈ TIÊUCẢNH BÁO

TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG

3.1.1. Định hướng phát triển Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà Nước Việt Nam nhà Nước Việt Nam

Nâng cao toàn diện năng lực hoạt động của CIC để trở thành một đầu tầu lớn mạnh đối với hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng nói riêng và lĩnh vực thông tin tín dụng của Việt Nam nói chung, hội nhập quốc tế thành công trong lĩnh vực này, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin theo mục tiêu và nội dung hiện đại hóa NHNN. Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, cảnh báo sớm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn, bền vững. Mở rộng dịch vụ thông tin tín dụng; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín dụng, tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ. Mô hình của CIC sẽ được xây dựng đúng theo mô hình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã đưa ra thể hiện theo mô hình 3.1 dưới bảng phụ lục.

Triển khai Dự án FSMIMS về hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Trung ương (cấu phần của CIC), cung cấp thông tin tín dụng cho các cơ quan quản lý và tổ chức có liên quan để thực hiện mục tiêu chung ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhiều cam kết, thỏa thuận bắt đầu từ năm 2010. Để đảm bảo cho hệ thống NH Việt Nam phát triển lành

mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, CIC sẽ chủ động xây dựng lộ trình phát triển tầm nhìn đến năm 2020, gồm các nội dung chính:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố hoàn thiện tổ chức của hệ thống thông tin tín dụng

tại CIC; đảm bảo cơ cấu tổ chức có đủ tầm, gánh vác nhiệm vụ chính trị được giao; có thể thành lập thêm chi nhánh trực thuộc Trung tâm tại địa bàn quan trọng tại Thành phố Đà Nẵng như đã thành lập chi nhánh trực thuộc Trumg tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, quán triệt TCTD để thấy rõ tầm quan trọng của nghiệp vụ thông tin

tín dụng, phải coi thông tin tín dụng là một kênh quan trọng trong phán quyết tín dụng; ưu tiên trang thiết bị và chương trình phần mềm, mạng máy tính phục vụ cho nghiệp vụ thông tin tín dụng để đảm bảo việc cung cấp, khai thác sử dụng TTTD hiệu quả, thiết thực. Đôn đốc TCTD thực hiện báo cáo thông tin tín dụng đầy đủ, nhanh chóng, chính xác theo quy định.

Thứ ba, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTTD ở CIC bằng

nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn; trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị; phối hợp các tổ chức thông tin quốc tế, khu vực hội thảo nghiệp vụ, cử cán bộ đi học tập khảo sát ở nước ngoài.

Thứ tư, đẩy mạnh ứng khoa học công nghệ trong hoạt động thông tin tín dụng

đối với tất cả các khâu: thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin.

Thứ năm, mở rộng nguồn thu thập tin từ các cơ quan có thể khai thác được

thông tin theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quan hệ hai chiều, chú trọng nguồn thông tin từ thông tin đại chúng; chú trọng nội dung thu thập thông tin phi tài chính trong nội dung thu thập thông tin về DN.

Thứ sáu, nâng cao năng lực của các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn hóa cao

Thứ bẩy, tăng cường biện pháp mạnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thông tin. Kết hợp khen thưởng, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thông tin tín dụng. Kết hợp hài hoà phương thức bắt buộc với giảm mức thu dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng tốt mục tiêu chia sẻ thông tin tín dụng.

Thứ tám, tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin thường xuyên với các vụ,

cục, đơn vị NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần tăng cường phối hợp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo thông tin của các TCTD; đẩy mạnh khai thác sử dụng thông tin vào quản lý nhà nước của NHTW, thanh tra, giám sát bảo đảm an toàn hệ thống; phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế địa phương, biến động của các DN, cá nhân vay lớn, nhà đầu tư nước ngoài, khách hàng vay từ ngoài và ra ngoài địa bàn.

Cuối cùng, tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng; xây dựng văn hoá CIC, nâng cao uy tín, đạo đức nghề nghiệp, khách quan, trung thực, không vụ lợi, góp phần tích cực vào việc nâng cao văn hoá tín dụng của toàn xã hội thông qua việc tuyên truyền, vận động về yêu cầu, lợi ích của hoạt động thông tin tín dụng đến các TCTD, các tổ chức, cá nhân khác.

Hai mươi năm qua, CIC đã có nhiều thành công, tạo thành một kênh thông tin tin cậy, góp phần đắc lực cho hoạt động tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, cung cấp thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý của NHNN từ đó đã góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. CIC phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trở thành kho dữ liệu quốc gia đạt chuẩn mực quốc tế.

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà Nước Việt Nam Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà Nước Việt Nam

Qua các định hướng phát triển các mảng các nghiệp vụ trọng tâm của CIC, kết hợp với việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về an toàn tín dụng, quản trị rủi ro, hoạt động cảnh báo tín dụng, cũng như thực tiễn hoạt động cảnh báo tín dụng đang tiến hành tại Trung tâm thông tin tín và học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, cho thấy hoạt động cảnh báo tín dụng Ngân hàng rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cũng như các tổ chức khác trong việc định hướng đầu tư, phòng ngừa rủi ro và hoạch định các chính sách kinh tế. Chính vì vậy trên thế giới đã triển khai rất sớm hoạt động này. Trong khi đó, việc tổ chức và thực hiện hoạt động cảnh báo tín dụng của Việt Nam nói chung và của CIC nói riêng mới đang ở giai đoạn đầu, công việc còn mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn. Các biện pháp đưa ra ở đây với hy vọng góp phần khắc phục những tồn tại nêu trên ở từng vấn đề cụ thể của nghiệp vụ cảnh báo tín dụng.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và để bắt kịp với xu thế phát triển chung của Ngành và xã hội, mô hình của Bản tin Thông tin tín dụng hiện nay sẽ chuyển đổi thành mô hình của “Phòng Cảnh báo và tư vấn tín dụng”. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng là cảnh báo về nguy cơ rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời tư vấn về quản trị rủi ro cho các TCTD và làm dịch vụ tư vấn cho TCTD và các tổ chức khác có nhu cầu.

Nhiệm vụ chủ yếu là:

(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo sau đó tạo lập đa dạng các sản phẩm cảnh báo nhằm:

- Đáp ứng nhu cầu thông tin của các đơn vị thuộc hệ thống ngân hàng (NHNN, TCTD); Giúp NHNN có thêm thông tin phục vụ quản lý điều hành, giúp TCTD có thông tin để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng.

- Đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân tổ chức và cá nhân có quan hệ ngân hàng, qua đó tiến tới xã hội hóa thông tin cảnh báo tín dụng;

(2) Tư vấn về mặt thông tin cho TCTD nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng ngân hàng, giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD; Làm dịch vụ tư vấn về biện pháp, giải pháp quản trị rủi ro cho TCTD và các đơn vị có nhu cầu.

Nâng cao hiệu quả cảnh báo tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng

Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng tại CIC là nhằm đưa ra kết quả cảnh báo vượt ngưỡng an toàn có dấu hiệu rủi rotín dụng ,có tính tiêu chuẩn chung, được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Từ đó, để tránh các hiện tượng, hoặc là đưa ra những chỉ tiêucảnh báo quá sơ sài, mang tính thống kê, tổng hợp chung chung không sát với thực tế nhu cầu hỗ trợ cụ thể cho Ngân hàng...  Từ định hướng trên để làm căn cứ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào hệ thống các chỉ tiêu và làm căn cứ cho việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích để đảm bảo việc cảnh báo những dấu hiệu rủi ro tín dụng, một mặt vẫn đảm bảo khách quan chính xác, theo mục tiêu đã đề ra phù hợp với yêu cầu của ngành ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tránh tốn kém, lãng phí và có tính khả thi cao.

 Từng bước hoàn chỉnh đề án cảnh báo tín dụng theo hướng đi sâu vào từng loại hình DN, xây dựng các phương pháp, thiết lập một hệ thống chỉ tiêu cảnh báo cho từng đối tượng khách hàng.

trởthành những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)