Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Khi đã thu thập được đầy đủ dữ liệu thực tế tại công ty Xăng dầu khu vực I tác giả đã tiến hành xử lý dữ liệu thực tế.

Đối với các dữ liệu thu được từ phòng nhân sự, phòng kinh doanh và các phòng ban khác tác giả đã phân loại để sử dụng một cách hợp lý.

Đối với dữ liệu thu được từ phịng Tài chính - Kế tốn tác giả cũng tiến hành sắp xếp, chọn lọc những chứng từ liên quan đến các báo cáo tài chính.

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn, lượng tài sản rất phức tạp. Vì vậy tài liệu thu được tác giả cũng phải sắp xếp, đưa vào thành các bảng biểu để tiện cho công tác tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, công ty Xăng dầu khu vực I và công ty Xăng dầu và chất đốt Hà Nội , tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp DUPONT

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Từ các số liệu đã thu thập được, tác giả xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, số liệu điều tra được xử lý bằng Excel. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình các chỉ tiêu phân

tích.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh:

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh tương đối nhằm thấy được sự biến động của hiện tương nghiên cứu.

2.2.2.3. Phương pháp loại trừ:

Là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả nghiên cứu, bằng cách xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

2.2.2.4. Phương pháp DUPONT

Phương pháp này cho biết mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số tài chính. Bên cạnh đó phương pháp này cịn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Phân tích

DUPONT cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I TỪ 2011 - 2014 3.1. Giới thiệu chung về công ty Xăng dầu khu vực I

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty

- Tên công ty: Công ty Xăng dầu khu vực I

- Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Hanoi Co.,Ltd - Ngày thành lập: 13/04/1956

- Trụ sở chính : 26 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội - Điện thoại: (04) 3827-1400 - Fax: (04) 3827-2432 - Website: kv1.petrolimex.com.vn

Công ty Xăng dầu khu vực I tiền thân là Công ty Xăng dầu mỡ Hà Nội, thành lập ngày 13 tháng 4 năm 1956, doanh nghiệp chuyên kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và các dịch vụ khác.

Công ty Xăng dầu khu vực I là đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng về xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, bảo tồn phát triển vốn, đóng góp ngân sách nhà nước. Đảm bảo nguồn hàng kinh doanh phục vụ cho các công ty tuyến sau, tổ chức kinh doanh trực tiếp, đồng thời bảo quản một khối lượng lớn xăng dầu dự trữ Quốc gia.

Với trên 1.700 CBCNV được đào tạo đúng chuyên ngành, hiện đang tổ chức kinh doanh trên 1,5 triệu m3

xăng dầu/năm. Bên cạnh đó Cơng ty cịn đẩy mạnh phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đa dạng như: Cơng ty có một hệ thống hàng trăm khách hàng công nghiệp, đại lý, tổng đại lý lớn trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và các Tỉnh lân cận, luôn đồng hành gắn bó với Cơng ty. Cơng ty ln ln là đầu mối lớn nhất cung cấp xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn các tỉnh phía Bắc

Sau 58 xây dựng và phát triển, đến nay Cơng ty đã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và đồng bộ. Tổng kho xăng dầu Đức Giang với sức chứa 9 vạn m3

xăng dầu, có các phân hệ xuất hàng cho ôtô xitéc, cho wagon đường sắt và phương tiện đường thủy được tự động hóa. Với 250 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phân bố trên địa bàn Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc, cung cấp gần 50% nhu cầu bán lẻ trên thị trường.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Công ty Xăng dầu KVI tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình chức năng .Các chi nhánh, Xí nghiệp, đơn vị chịu sự lãnh đạo của giám đốc các chi nhánh. Các đơn vị trực thuộc của Công ty là các đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ là thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty giao cho hàng tháng, chịu trách nhiệm về kế hoạch, về sản lượng sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về giá thành sản xuất. Các đơn vị trực thuộc cũng được tự chủ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty.

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

- Giám đốc: lãnh đạo điều hành chung mọi hoạt động của công ty, đồng

thời trực tiếp tổ chức lãnh đạo các công việc như:tổ chức cán bộ, cơ chế kinh doanh, tài chính kế tốn, tổ chức, chủ trương về cơ chế về lao động, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

- Các phó giám đốc: quản lý hoạt động kinh doanh, chỉ đạo nghiệp vụ tài chính kế tốn (PGĐ kinh doanh), chỉ đạo cơng tác công nghệ và kỹ thuật ( PGĐ kỹ thuật), phụ trách các mặt lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, hành chính, nội chính (PGĐ nội chính)

- Các phịng ban:

+ Phòng kinh doanh: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển khai

các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh xăng dầu:xây dựng chiến lược, kế hoạch hóa nguồn hàng, đảm bảo nguồn hàng, điều độ hàng hóa, vận tải….theo quy định của cơ quan chức năng, cấp trên và công ty.

+ Phịng tài chính kế tốn: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển

khai các nghiệp vụ tài chính kế tốn theo luật kế toán, luật thống kê và các quy định khác.

+ Phòng quản lý kỹ thuật: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành triển

khai các nghiệp vụ kỹ thuật như: đầu tư phát triển hiện đại hóa cơ sở vật chất,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý đo lường chất lượng hàng hóa…

+ Phịng cơng nghệ thơng tin: tham mưu, quản lý tổ chức điều hành

triển khai công tác tin học trong công ty như:đề xuất chiến lược phương án xây dựng công nghệ thông tin, thiết kế cài đặt chuyển giao cơng nghệ, bảo trì hệ thống cơng nghệ thơng tin.

+ Phịng đầu tư xây dựng: tham mưu quản lý các nghiệp vụ về đầu tư xây dựng của cơng ty.

+ Phịng tổ chức nhân sự: quản lý nghiệp vụ, triển khai công tác nhân sự hành chính trong cơng ty theo quy định của pháp luật.

* Mạng lƣới hoạt động của công ty Xăng dầu KVI.

Hệ thống bán lẻ: Công ty Xăng dầu KVI có hệ thống bán lẻ trực tiếp gồm 250 cửa hàng bán lẻ, được phân bố trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Sản phẩm kinh doanh chính: các mặt hàng xăng dầu: Xăng Ron 92 KC,

Xăng Ron 95 KC, Diezen 0,5S, Diezen 0.25S, Dầu hỏa, dầu Ma dút (F0) và các sản phẩm hóa dầu khác

Các phương thức bán lẻ tại cửa hàng:

- Bán hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

- Bán hàng thanh toán qua thẻ Flexicard: Đây là phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, văn minh và tiện lợi. Khách hàng có thể sử dụng thẻ Flexicard để mua xăng dầu tại bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống các Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Hà nội

Đối tượng khách hàng: Là các đơn vị có nhu cầu sử dụng xăng dầu lớn tập trung cho phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (các Nhà máy, Khu Cơng nghiệp, hộ sản xuất…);

Các khách hàng bán buôn trực tiếp của Công ty được hưởng sự ưu đãi, hỗ trợ từ phía Cơng ty thơng qua chính sách về giá bán, tín dụng, hỗ trợ đầu tư và dịch vụ kỹ thuật

Tổng đại lý - Đại lý

Thực hiện quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, Công ty xăng dầu KVI đã xây dựng được hệ thống Tổng đại lý, Đại lý với trên 250 điểm bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và một số tỉnh lân cận. Đây là các đơn vị kinh doanh xăng dầu có uy tín, được Cơng ty lựa chọn để hợp tác thông qua việc xây dựng mối quan hệ bạn hàng lâu dài, bền vững. Công ty xăng dầu KVI luôn coi các Tổng đại lý, Đại lý kinh doanh xăng dầu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phân phối của mình nên ln có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ bán hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường với phương châm: Hợp tác, Chia sẻ lợi ích và cùng Phát triển.

Với một hệ thống kho, cảng được đầu tư hiện đại, đồng bộ, các phân hệ nhập, xuất được tự động hóa, Cơng ty xăng dầu KVI cam kết thỏa mãn mọi nhu cầu hàng hóa cho hệ thống phân phối của mình tại mọi thời điểm với chất lượng và số lượng theo đúng cam kết.

*Tổ chức cơng tác kế tốn

Để phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh trên, cơng ty Xăng dầu KVI đã và đang áp dụng nghiêm chỉnh chế độ kế toán theo quy định hiện hành, cụ thể:

- Chế độ kế tốn Cơng ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh

được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT –BTC ngày 31/12/2009 và Thơng tư 200/2014/TT –BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán: 1 năm (Theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01

và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm).

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai

thường xuyên.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng và USD - Hình thức kế tốn áp dụng: Nhật ký sổ cái.

- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền

đang chuyển gồm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng công bố tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được phản ánh vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng

tiền sử dụng trong kế tốn: các đồng tiền có nguồn gốc ngoại tệ được quy đổi

theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố.Chênh lệch do chuyển đổi tỷ giá được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:

trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa 2 bên, công nợ phải thu được ghi khi giao hàng và phát hành hóa đơn GTGT cho khách và khách chấp nhận thanh toán.

+ Ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình: ngun giá bao gồm: giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.

+ Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên, khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua, viết hóa đơn bán hàng và người mua chấp nhận thanh toán (chưa kể đã thu được tiền hay chưa)

3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty

Có thể nói trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014, trong bối cảnh nền kinh tế Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Công ty xăng dầu KV1 cũng không tránh khỏi hồn cảch đó. Song bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và tồn bộ cán bộ cơng nhân viên, Công ty đã khắc phục, vượt qua những khó khăn và cũng có những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 - Kết quả hoạt động kinh doanh năm của công ty Xăng dầu KVI 2011-2014

Chỉ tiêu Năm 2011 (Trđ) (Trđ) 2012 (Trđ) 2013 (Trđ) 2014

Doanh thu thuần 17.685.373 17.901.430 19.612.114 19.335.375

Giá vốn hàng bán 17.632,010 17.853.114 19.527.461 19.225.420 LN BH $ CCDV 53.363 48.316 84.653 109.955 LN từ HĐKD -6.234 -2.224 28.985 68.640 TN khác 23.628 25.157 27.500 22.215 LN trước thuế 17.394 22.933 56.485 90.855 LN sau thuế 13.567 17.888 43.994 70.867

3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Xăng dầu KVI

3.2.1. Thực trạng tài sản tại Công ty

Tài sản của Công ty chia thành hai nhóm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại cơng ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản qua các năm 2011 -2014. Trong q trình kinh doanh, cơng ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản. Tất cả được thể hiện bằng số liệu sau:

Bảng 3.2- Cơ cấu tài sản tại công ty Xăng dầu KVI

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (Trđ) tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) tỷ trọng (%) TSNH 234.295 41,18 283.056 41,61 246.808 41,71 251.285 41,76 TSDH 334.622 58,82 351.097 58,39 344.930 58,29 350.457 58,24 Tổng tài sản 568.917 100 634.153 100 591.738 100 601.742 100

( Nguồn: kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2011 - 2014 của công ty Xăng dầu KVI )

Qua bảng 3.2, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua bốn năm.

Năm 2011, tổng tài sản là 568 tỷ 917 triệu đồng. Sang năm 2012, tổng tài sản tăng 65 tỷ 236 triệu đồng tương ứng với 11,47%. Tuy nhiên, năm 2013, tổng tài sản đã giảm lên đáng kể, xấp xỉ (-6,69%) tương ứng với giảm 42 tỷ 415 triệu đồng so với năm 2012. Trong điều kiện thị trường xăng dầu Thế giới có nhiều biến động, để đạt được mục tiêu kinh doanh, năm 2014 tổng tài sản của công ty đã tăng 10 tỷ 4 triệu đồng tương ứng với 1,69%, điều này thể hiện có những cân nhắc kỹ càng trong việc sử dụng tài sản để phù hợp với sự biến động của thi trường.

Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi chút ít. Trong các năm 2011 đến 2014, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần, ngược lại tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần. Cụ thể năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 0,43%, năm 2013 tăng 0,10%, năm 2014 tăng 0,05% so với các năm trước đó. Đồng thời tài sản dài hạn giảm dần đúng bằng tỷ lệ trên. Điều này cho thấy, sự thay đổi quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.

Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 39)