Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 68 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Xăng dầu K

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Cơng ty trong thời gian qua cho thấy: Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản tại Cơng ty đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, sự thay đổi đó khơng đồng đều qua mỗi kỳ kinh doanh. Mặt khác, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều thấp hơn so với mục tiêu đặt ra (Phụ lục 03).

Một số hạn chế cụ thể như sau:

- Các khoản nợ khó địi chiếm tỷ trọng lớn.

- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa được đẩy mạnh - Công tác quản lý, đầu tư TSCĐHH chưa thực sự hiệu quả - Năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh chưa cao

- Tính tự chủ của Công ty chịu nhiều tác động khách quan - Tình trạng đầu tư tài sản dài hạn cịn gây lãng phí

- Cơng tác kế tốn và tài chính chưa thực sự hợp lý

Như vậy, so với mục tiêu, các chỉ tiêu thực hiện nhìn chung cịn thấp. Năm 2014 tình hình đã được cải thiện song một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty, việc tìm ra ngun nhân của những hạn chế trên nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục là hết sức

cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để Cơng ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về năng lực quản lý tài sản

+ Các khoản nợ khó địi chiếm tỷ trọng lớn.

Trong ba năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng tuy không biến động nhiều, song nó chiếm đến 30% giá trị tài sản ngắn hạn. Với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, vẫn thường xun sử dụng hình thức tín dụng thương mại. Khi mua hàng Công ty cũng công ty Xăng dầu KVI được sử dụng hình thức này, ngược lại khi bán sản phẩm Công ty cũng bán chịu cho một số khách hàng lớn có uy tín. Song trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, việc giải quyết các khoản nợ vô cùng phức tạp. Bởi một số đối tác không đủ khả năng thanh toán, một số khác muốn chiếm dụng vốn của Công ty… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty. Nguyên nhân là do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích về vật chất đối với khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện. Do vậy, nếu có kế hoạch thu hồi nợ nhanh chóng và kịp thời thì hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty sẽ được nâng lên rõ rệt.

+ Các khoản nợ của các đại lý nhiều khi gây thiếu hụt vốn cho Cơng ty. Báo cáo tài chính cho thấy tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn nội bộ trong các năm rất lớn, chiếm tới trên 60%. Nguyên nhân là do các đại lý lập đơn đặt hàng đơi khi khơng sát với thực tế, có khi dư thừa nhiều so với thực tế bán lẻ đã dẫn đến hiện tượng các đại lý khó thanh tốn đúng hạn cho Cơng ty. Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu biến động thường xuyên làm công tác quản lý quĩ cũng gặp nhiều khó khăn.

+ Công tác quản lý hàng tồn kho chưa được đẩy mạnh

Từ thực trạng HTK phân tích ở trên, ta thấy lượng HTK qua các năm chưa thực sự ổn định. Điều này một phần cũng phụ thuộc vào chính sách của Cơng ty trong từng thời kì nhưng phần khác là do công tác quản lý HTK chưa thực sự được đẩy mạnh. Công ty chưa thiết lập được hệ thống phần mềm quản lý hàng tồn kho mà những khoản mục hàng tồn kho chủ yếu vẫn được theo dõi dựa trên sổ sách hoặc trên máy tính nhưng chưa có phần mềm quản lý riêng biệt. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng quản lý hàng tồn kho của Cơng ty, khó cập nhật sự biến động cũng như thay đổi trong nội dung từng khoản mục của hàng tồn kho. Việc quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

+ Công tác quản lý, đầu tư TSCĐHH chưa thực sự hiệu quả.

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, TSCĐHH là một bộ phận đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Rất nhiều TSCĐHH của Cơng ty mang tính chun dụng đặc thù, việc trang bị, sửa chữa, nâng cấp không dễ dàng, song Cơng ty chưa có phần mềm quản lý và theo dõi dẫn đến nhiều lần gặp bất chắc, cản trở hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.

Thứ hai, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh

Qua thực tế tìm hiểu, tác giả thấy đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật tại Công ty đều được đào tạo bài bản và đầy kinh nghiệm. Họ làm việc rất hiệu quả. Song khơng ít người đã chuyển cơng tác và một số nữa có ý định tìm nơi làm việc mới do thù lao lao động chưa thỏa đáng. Như vậy trong ngắn

hạn việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Cơng ty sẽ có xáo trộn, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và sử dụng tài sản tại Công ty.

Thứ ba, đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Xăng dầu được coi là hàng hóa đặc biệt, hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, trong kinh doanh luôn phải công khai, minh bạch và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống phân phối xăng dầu được quản lý chặt chẽ, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường luôn phải bảo đảm. Mặt khác giá bán xăng dầu do nhà nước điều hành… Tất cả những yếu tố trên ít nhiều đã tác động đến tính tự chủ của Cơng ty, buộc Cơng ty phải xoay xở để tìm ra các giải pháp kinh doanh phù hợp.

Thứ tư, công tác thẩm định dự án chưa đạt hiệu quả cao

Trong những năm qua, công tác thẩm định dự án của Công ty chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến tình trạng đầu tư vào một số dự án có giá trị cao nhưng chưa thu hồi được vốn, làm tăng chi phí kinh doanh, gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty. Điển hình là một số dự án xây dựng kho chứa nhưng do công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả, không đánh giá được rủi ro. Khi đã nghiệm thu cơng trình mới phát hiện ra lỗi kỹ thuật và kho chứa không thể sử dụng được.

Thứ năm, cơng tác kế tốn và tài chính chưa thực sự hợp lý

Trong cơng tác kế tốn và tài chính tại Cơng ty, hai phần hành cơng việc là tài chính và kế tốn chưa được tách riêng, vẫn thuộc chung một phịng Tài chính – Kế tốn. Điều này sẽ làm cho Cơng ty gặp nhiều khó khăn hơn trong cơng tác tài chính, do vậy Cơng ty ln thiếu đi đội ngũ những nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển cũng như đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của Cơng ty nói chung và hiệu quả sử dụng tài

sản nói riêng. Bên cạnh đó, trong q trình quản lý tài sản, Công ty không dùng phương pháp đánh số hiệu TSCĐ, gây ra sự khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý tài sản cố định trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như theo từng bộ phận, đơn vị sử dụng, điều này dễ gây ra sự nhầm lẫn giữa các loại tài sản cố định với nhau.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự bất ổn trên Thế giới

Sự bất ổn về kinh tế và chính trị trên Thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, làm giảm lợi nhuận của Công ty. Thực vậy, từ năm 2011 khi có những xung đột xảy ra ở một số nước sản xuất dầu mỏ thì ngay lập tức có sự biến động tăng của giá dầu. Từng ngày, giá những thùng dầu được thiết lập, gây xôn xao thị trường, ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu dầu. Kéo dài suốt từ năm 2011 đến giữa năm 2014 giá dầu Thế giới ln có biến động tăng, chỉ đến đầu tháng 5/2014 mới xuất hiện xu hướng giảm mạnh. Song cũng trong khoảng thời gian đó kinh tế Thế giới cũng rất phức tạp, khiến thị trường tài chính tồn cầu chao đảo, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng… ảnh hưởng đến kinh tế trong nước. Sự biến động của nền kinh tế nước nhà ln có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về nhu cầu đối với dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó, nền kinh tế bất ổn kéo theo sự biến động của các yếu tố chi phí đầu vào như chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển… Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ vận tải.

Thứ hai, chính sách của Nhà nước:

Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Nhà nước luôn chỉ đạo giá bán, đó là mức giá chung cho toàn bộ thị trường trong nước. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định tần suất điều chỉnh giá là 15 ngày/một lần, song

trong thời gian qua, có những khi với khoảng thời gian ngắn (tính theo từng ngày) có sự biến động rất lớn của giá mua vào và giá bán ra đã không được

điều chỉnh kịp thời khiến các doanh nghiệp bị giảm doanh thu, dẫn đến thua lỗ, từ đó giảm hiệu quả sử dụng của tài sản.

Thứ ba, sự biến động của tỷ giá.

Kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng khá nhiều từ biến động của tỷ giá. Nguồn hàng của công ty Xăng dầu KVI được nhập khẩu hồn tồn, đồng tiền thanh tốn là USD, hợp đồng được ký kết theo giá trên thị trường Quốc tế. Vì vậy, biến động của tỷ giá sẽ tác động mạnh đến giá vốn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp.

Như vậy, những nguyên nhân bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan được xem xét ở trên đã đưa ra những lý giải cho sự biến động tăng giảm của hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Xăng dầu KVI trong thời gian qua. Q trình phân tích những ngun nhân trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất một số giải pháp để hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty được nâng cao hơn nữa.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I

4.1. Một số nội dung chính trong chiến lƣợc phát triển Cơng ty trong thời gian tới

Trong thời gian tới, Công ty sẽ không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách gửi đi học các chương trình đào tạo nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ, tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ cơng nhân viên trong tồn thể Cơng ty để có thể thích ứng với q trình phát triển và hội nhập.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô kinh doanh của Công ty cũng ngày càng được mở rộng theo. Ngồi tiến trình hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu như hệ thống bơm xuất, Công ty đang chú trọng đầu tư và đưa vào sử dụng thiết bị đầu cuối để thực hiện cung ứng xăng E5. Bên cạnh đó Cơng ty đã và đang đầu tư trang bị máy móc, dây truyền sản xuất hiện đại để sản xuất các sản phẩm hóa dầu như xà phịng, nước giặt…

Bên cạnh đó, Cơng ty cũng khơng ngừng tăng cường tìm đối tác mở rộng kênh phân phối, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên địa bàn truyền thống và địa bàn mới. Đồng thời thực hiện nhiều biện pháp giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên thị trường. Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh là một trong những biện pháp tích cực bởi nó vừa giúp Cơng ty tăng doanh thu tiêu thụ, vừa giúp Công ty quảng bá thương hiệu của mình trên các thị trường khác nhau.

Trên đây là một số định hướng của Cơng ty trong thời gian tới. Để có thể thực hiện tốt các định hướng trên đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể cán bộ cơng nhân viên trong tồn Cơng ty cũng như sự lãnh đạo và việc ra quyết định

của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Hy vọng rằng việc xác định được những mục tiêu và hướng đi như vậy sẽ giúp Công ty tạo dựng được kế hoạch phát triển tốt hơn, qua đó nâng cao khả năng kinh doanh và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Xăng dầu khu vực I (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)