Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG" pdf (Trang 69 - 71)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 3.143 30,20 143 2,26 296 4,91 -3.000 -95,45 153 106,99 2. Chăn nuôi 2.704 25,98 2.404 38,02 1.419 23,56 -300 -11,09 -985 -40,97 3. Máy NN 4.481 43,06 3.657 57,84 4.167 69,17 -824 -18,39 510 13,95 4. Cho vay khác 79 0,76 119 1,88 142 2,36 40 50,63 23 19,33 Tổng cộng 10.407 100,00 6.323 100,00 6.024 100,00 -4.084 -39,24 -299 -4,73

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phịng Kế tốn NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Bảng số liệu cho thấy dư nợ trung hạn không ổn định qua 3 năm, cụ thể như sau:

 Dư nợ máy nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng máy nơng nghiệp, tuy nhiên nó lại tăng giảm qua các năm. Đây là nguyên nhân chính đã làm giảm và tăng dư nợ trung hạn. Cụ thể là trong năm 2006, dư nợ máy nông nghiệp là 4.481 triệu đồng, sang đến năm 2007, dư nợ máy nông nghiệp đã giảm xuống còn 3.657 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 18,39%. Nguyên nhân có sự biến động như vậy là do phần lớn các hộ vay máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả, giá các mặt hàng nơng sản có sự chuyển biến tích cực, giá lúa, thủy sản, trái cây…đều tăng, từ đó tăng khả năng trả nợ cũng như doanh số thu nợ. Sang đến năm 2008, dư nợ của đối tượng này đã tăng lên 510 triệu đồng, đạt 4.167 triệu đồng, tăng 13,95% so với năm 2007.

 Dư nợ chăn nuôi: Dư nợ chăn nuôi cũng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2006 dư nợ của đối tượng này đạt 2.704 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,98%. Thế nhưng sang năm 2007 dư nợ chăn ni chỉ cịn 2.404 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,02% tổng dư nợ trung hạn..Vào cuối năm 2008, khoản mục này giảm 985 triệu đồng với tốc độ giảm 40,97%, đạt 1.419 triệu đồng, vẫn chiếm tỷ trọng

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ

số lượng đàn gia súc, gia cầm do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đàn gia súc, gia cầm có khuyên hướng giảm đáng kể, tuy có sự hướng dẫn chỉ đạo giải quyết của chính quyền địa phương các cấp nhưng do tâm lý của người chăn nuôi vẫn thật sự chưa an tâm về tình hình dịch bệnh cũng như khi đầu tư vào lĩnh vực này nên tiến độ khơi phục đàn gia súc, gia cầm cịn chậm.

 Dư nợ trồng trọt: cũng tăng giảm bất thường. Năm 2006, dư nợ trồng trọt đạt 3.143 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,20% tổng dư nợ trung hạn. Và con số này đã giảm khá nhiều trong năm 2007 với tốc độ giảm 95,45%, chỉ đạt 143 triệu đồng. Sang năm 2008, khoản mục này có hướng tăng lại đạt 296 triệu đồng, tương ứng tăng 153 triệu đồng so với năm trước, với tốc độ tăng rất cao 106,99%. Nguyên nhân do sang năm 2008 thì doanh số cho vay trung hạn đối tượng này đã giảm; Mặt khác, thu nợ của đối tượng này cũng giảm nên đã dẫn đến dư nợ tăng trong năm.

 Dư nợ cho vay khác: như đê bao, bờ bao chống lũ cho vườn cây ăn trái…. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất thì nhu cầu về vốn để tái sản xuất cũng như việc quay vòng nhanh đồng vốn phục vụ nhu cầu thiếu vốn tạm thời của hộ nông dân nên doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này đã tăng do đó đã ảnh hưởng làm tăng dư nợ của đối tượng này trong năm 2007. Cụ thể: Năm 2006 đạt 79 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 119 triệu đồng tức tăng 40 triệu đồng với tốc độ tăng tr ên 50%. Đến cuối năm 2008 là 142 triệu đồng, tức là đã tăng 23 triệu đồng với tốc độ tăng 19,33%. Tuy nhiên, do khoản mục này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nên sự biến động của nó khơng ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng.

4.2.4. Phân tích tình hình nợ q hạn

Mỗi khoản tín dụng cấp cho khách hàng ln địi hỏi phải được thu hồi đúng hạn. Đây là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không trả nợ không đúng hạn để lại các khoản nợ tồn đọng trong Ngân hàng. Vì vậy, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ quá hạn luôn là một mối quan tâm hàng đầu của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ.

Số nợ quá hạn hộ sản xuất nơng nghiệp có giảm qua các năm hay khơng? Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ 962 3 37 1.299 521 11 2 633 1.056 14 0 1.196 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung hạn Tổng

luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ quá hạn. Thật vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng thơng thường chúng ta xem xét về nợ quá hạn, nơi nào có nợ q hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh, chất lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay khơng, có phục vụ lợi ích của người dân hay không.

Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích. Nếu có nợ q hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng và đi đến phá sản. Vì thế nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì khi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG" pdf (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)