Một số đặc điểm cơ bản của NHNo & PTNT huyện Long Hồ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG" pdf (Trang 25)

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo Quyết định 400/CP của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được thành lập với 100% vốn ngân sách cấp là ngân hàng quốc gia đa năng, nay là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, mỗi thành phố, mỗi tỉnh đều có chi nhánh trực thuộc khu vực, ban lãnh đạo và điều hành trong các chi nhánh do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Vĩnh Long đặt tại trung tâm thị xã Vĩnh Long với 15 chi nhánh được đặt ở các huyện. Tại khóm 5 Thị trấn Long Hồ, chi nhánh NHNO & PTNT Long Hồ là một ngân hàng tư nhân hoạt động dưới hình thức “đi vay để cho vay”, mọi hoạt động và sự phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Long Hồ đều thông qua sự quản lý và điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long Hồ ra đời vào năm 1988 trong điều kiện đất nước hoàn toàn được giải phóng, thống nhất và đang gặp nhiều khó khăn. Qua quá trình hoạt động, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ đã dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xây dựng và phát triển kinh tế cho huyện nhà, giúp cho đời sống vật chất của người dân được nâng cao và không ngừng phát triển. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long Hồ luôn lấy chữ tín làm phương châm hoạt động, làm mục tiêu phấn đấu, phong cách làm việc của cán bộ ngân hàng luôn được đào tạo kịp thời để mang đến cho khách hàng những gì tiện ích nhất, tốt đẹp nhất.

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao về vốn để sản xuất, tái sản xuất của nền kinh tế, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch cùng ngân hàng cũng như để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long Hồ với 4 Phòng giao dịch đang hoạt động tại các xã Hoà Ninh, An Bình, Phú Quới Thanh Đức.

Nội dung hoạt động của ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ hoạt động với chức năng như ngân hàng thương mại với nội dung: hoạt động chủ yếu và cho vay hộ nông dân góp phần phát triển kinh tế địa phương.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Chức năng của Ngân hàng:

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng với nội dung là nhận tiền gởi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các

dịch vụ thanh toán. Với chức năng này, trong thời gian qua NHNO & PTNT huyện Long Hồ đã đầu tư vốn góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy cung cấp dịch vụ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện.

Đầu tư theo quy định Chỉ thị của Chính phủ, các ngành kinh tế cụ thể là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và dịch vụ.

NHNo & PTNT huyện Long Hồ đảm bảo khả năng thanh toán, giữ mật các hoạt động trong tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của nhà chức trách hành chính hoặc tư pháp theo quy định của pháp luật về các cam kết đối với khách hàng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng.

Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư hay phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng hoặc người bảo lãnh trước khi cho vay.

Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ các điều kiện, dự án không hiệu quả, không đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi toàn bộ vốn cho vay nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

Địa bàn hoạt động

- Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ có trụ sở chính đặt tại khóm 1, Thị trấn Long Hồ. Do nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, số lượng khách hàng ngày càng đông và để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm phục vụ tận tình và nhanh chóng, NHNo & PTNT huyện Long Hồ có 4 Phòng Giao Dịch ở các xã là: An Bình, Phú Quới, Hòa Ninh, Thanh Đức.

- Tổng số cán bộ công nhân viên là 49 người kể cả các phòng giao dịch, được chia thành các phòng ban như sau:

+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh + Phòng kế toán - Ngân quỹ + Kiểm tra viên

+ Bộ phận hành chính – bảo vệ - tài xế.

`

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHNO & PTNT HUYỆN LONG HỒ PGD Hòa Ninh PGD Thanh Đức Ban Giám Đốc Phòng Kế Toán Ngân Qũy Kiểm Tra Viên Bộ Phận Hành Chính Bảo Vệ, Tài Xế Phòng Ngiệp Vụ Kinh Doanh PGD Phú Quới PGD An Bình

3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Ban giám đốc: gồm 3 người, có nhiệm vụ cùng thực hiện điều hành, chỉ đạo các phòng ban trên cơ sở vạch ra kế hoạch và định hướng phát triển một cách kịp thời và chính xác nhằm mang lại kết quả kinh doanh cao nhất. Trong đó gồm:

+ Giám Đốc: chỉ đạo mọi hoạt động của Ngân hàng.

+ Phó Giám Đốc: phụ trách công tác tín dụng tại trung tâm.

+ Phó Giám Đốc điều hành: phụ trách chỉ đạo hoạt động các chi nhánh.

b. Các phòng ban

Phòng nghiệp vụ kinh doanh: bao gồm 9 người, 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 6 cán bộ tín dụng.

+ Trưởng phòng và phó phòng: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tháng, quí, năm, phân bổ chi tiêu cho các chi nhánh và cán bộ tín dụng, thực hiện xem xét các tín dụng, giám sát công việc của cán bộ tín dụng, đồng thời báo cáo và đề xuất ý kiến của phòng lên Ban Giám Đốc.

+ Về cán bộ tín dụng: có 6 người (kể cả phó phòng), mỗi người phụ trách một địa bàn và phụ trách khâu xét duyệt, thẩm định cho khách hàng vay, kiểm tra tình hình xử dụng vốn, xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thực hiện tiến độ, thực hiện kế hoạch để có biện pháp hoàn thành kế hoạch tốt.

Phòng kế toán – ngân qũy: gồm 8 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 nhân viên. Đây là bộ mặt của Ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các khâu huy động tiền gửi, chuyển đổi tiền, cho vay thu nợ. Đây là bộ phận thực hiện kế hoạch tài vụ, quản lý tài sản của Nhà nước và của khách hàng, thường xuyên cung cấp thông tin số liệu để báo cáo về Ngân hàng Tỉnh.

Kiểm tra viên: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện các chế độ do Nhà nước quy định.

Bộ phận hành chính – Bảo vệ – Tài xế: Ngân hàng có 1 người thực hiện chức năng quản lí nhân sự, hành chính và đời sống, 1 Tài xế và 2 Bảo vệ.

3.2.3 Các hoạt động của Ngân hàng 3.2.3.1 Huy động vốn 3.2.3.1 Huy động vốn

Khai thác và huy động vốn cả các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm các loại tiền gởi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiền gởi tiết kiệm với l ãi suất linh hoạt và hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc huy động vốn tiền gởi bằng ngoại tệ phải đúng quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối. Tiền gởi của khách hàng đuợc bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

3.2.3.2 Các hoạt động tín dụng chính

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu… Đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách.

- Thực hiện việc cho vay theo chỉ thị của Nhà nước và theo sự uỷ thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá. 3.2.3.3 Dịch vụ khác

Chuyển tiền, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union…

3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng qua 3 năm 2006-2008

Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có ngân hàng mà các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy, muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Bởi vì lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà nó còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của mình. Và đây cũng là mục tiêu chính hàng đầu của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ NĂM 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán NHNo & PTNT Huyện Long Hồ

CHỈ TIÊU NĂM 2006 2007 2008 SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 Chênh lệch 2007-2006 Tốc độ tăng, giảm (%) Chênh lệch 2008-2007 Tốc độ tăng, giảm (%) I. TỔNG DOANH THU 36.334 39.601 49.408 3.267 8,99 9.807 24,76 1. Thu từ hoạt động tín dụng 35.323 38.489 43.990 3.166 8,96 5.501 14,29 2. Thu phí từ hoạt động dịch vụ 111 222 212 111 100 -10 -4,50

3. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 24 13 22 -11 -45,83 9 69,23

4. Thu nhập khác 876 877 5.184 1 0.11 4.307 491,11

II. TỔNG CHI PHÍ 25.011 30.696 50.706 5.685 22,73 20.010 65,19

1. Chi phí hoạt động tín dụng 19.182 23.284 39.120 4.102 21,38 15.836 68,01

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 130 196 404 66 50,77 208 106,12

3. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 27 2 1 -25 -92,59 -1 -50,00

4. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí 21 13 15 -8 -38,10 2 15,38

5. Chi phí cho nhân viên 2.115 3.030 3.667 915 43,26 637 21,02

6. Chi quản lý và công cụ dụng cụ 1.086 1.497 1.443 411 37,85 -54 -3,61

7. Chi về tài sản 1.306 957 1.216 -349 -26,72 259 27,06

8. Chi phí khác 1.144 1.717 4.840 573 50,09 3.123 181,89

36.334 39.601 49.408 30.696 50.706 25.011 8.905 -1.298 11.323 -10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2006 2007 2008 Năm T r iệ u đ n g TỔNG DOANH THU TỔNG CHI PHÍ LỢI NHUẬN

Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ qua 3 năm 2006-2008

3.3.1 Doanh thu

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng doanh thu của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm, cụ thể: Năm 2006 tổng doanh thu đạt 36.334 triệu đồng, tương ứng tăng 4.667 triệu đồng với tốc độ tăng 14,74%. Do năm 2006, hoạt động cho vay ngày càng được chú trọng và quan tâm từ Ngân hàng cấp trên nên doanh số cho vay tăng. Vì thế thu từ hoạt động tín dụng tăng đạt 35.323 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu tới 97,22%. Mặt khác ngoài hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận, Ngân hàng còn tăng cường đầu tư vào hoạt động dịch vụ đạt 111 triệu đồng chiếm 0,31% trong tổng doanh thu. Phần đầu tư vào dịch vụ đã làm cho các khoản thu ngày càng tăng góp phần tăng tổng thu nhập cho Ngân hàng. Tuy nhiên phần thu từ kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 24 triệu đồng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu 0,06%. Còn các khoản thu khác đạt 876 triệu đồng chiếm 2,41% trong tổng doanh thu. Ngoài thu từ hoạt động tín dụng các khoản thu khác này chiếm tỷ lệ cao hơn so với các khoản thu từ kinh doanh ngoại hối và dịch vụ.

Sang năm 2007, tổng doanh thu của Ngân hàng tiếp tục tăng 39.601 triệu đồng, tăng 3.267 triệu đồng tương ứng tăng 8,99%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng đạt tỷ lệ cao nhất 38.489 triệu đồng chiếm 97,20% tăng so với 2006 l à 3.166 triệu đồng tỷ lệ tăng 8,96%. Thu từ dịch vụ đạt 222 triệu đồng chiếm

0,56% trong tổng doanh thu tăng gấp đôi so với năm 2006 là 111 triệu đồng tức là tăng 100%. Thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 13 triệu đồng chiếm 0,03% trong tổng doanh thu giảm so với năm 2006 là 11 triệu đồng tỷ lệ giảm là 45,83%. Bên cạnh các nguồn thu trên thì các nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ đạt 877 triệu đồng chiếm 2,21% trong tổng doanh thu tăng so với năm 2006 chỉ 1 triệu đồng tức tăng 0,11%.

Đến năm 2008, tổng doanh thu tăng 9.807 triệu đồng tương ứng tăng 24,76%, đạt 49.408 triệu đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là thu từ hoạt động tín dụng, chiếm 89,023% tổng doanh thu. Và tăng với tốc độ rất cao là khoản mục thu nhập khác, tưng đến 491,11%. Tuy nhiên các khoản thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu nên Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các hoạt động dịch vụ như: tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiền (cả nội và ngoại tệ), kinh doanh ngoại tệ… trong những năm tới để tăng thêm nguồn thu và tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

3.3.2. Chi phí

Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chi phí cũng tăng lên. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể là tổng chi phí năm 2006 là 25.011 triệu đồng. Trong đó chi hoạt động tín dụng chiếm 76,69% với số tiền là 19.182 triệu đồng, còn chi dịch vụ là 130 triệu đồng chiếm 0,52% trong tổng chi phí, còn chi kinh danh ngoại hối là 27 triệu đồng chiếm 0,11% trong tổng chi phí, các khoản chi khác là 5.672 triệu đồng chiếm 22,68% trong tổng chi phí.

Sang năm 2007, tổng chi phí là 30.696 triệu đồng, tăng 5.685 triệu đồng so với 2006 với tốc độ tăng 22,73%. Trong đó chi hoạt động tín dụng l à 23.284 triệu đồng chiếm 75,85% trong tổng chi phí, tăng so với 2006 là 4.102 triệu đồng tức là tăng 21,38%. Chi dịch vụ là 196 triệu đồng chiếm 0,64% trong tổng chi phí, tăng 66 triệu đồng so với 2006 với tốc độ tăng cao 50,77%. Chi kinh doanh ngoại hối là 2 triệu đồng chiếm 0,01% trong tổng chi phí, giảm so với 2006 25 triệu đồng với tốc độ giảm khá cao 92,59%, do năm 2007 việc đầu tư kinh doanh ngoại hối giảm. Còn các khoản chi khác là 7.214 triệu đồng chiếm 23,50% trong tổng chi phí, tăng 1.542 triệu đồng so với 2006 với tốc độ tăng là 27,19%. Huyện Long Hồ vẫn là vùng đất đầy tiềm năng phát triển về công- nông nghệp, thương

mại- dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng vẫn tăng, số lượng món vay tăng lên, thế nên tổng chi phí cho các món vay cũng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí so với năm 2006 là 22,73% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu chỉ 8,99% nên

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG" pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)