1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự
1.3.4. Bộ máy kế toán tài chínhcủa đơn vị
Cơ chế quản lý trong mỗi thời kỳ sẽ chi phối đến tổ chức bộ máy quản lý nói chung, tổ chức bộ máy kế toán nói riêng. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, cơ chế này có sự khác nhau; chính vì vậy, tổ chức bộ máy kế toán với tư cách là một sản phẩm của cơ chế quản lý cũng có sự khác nhau.
Tổ chức bộ máy kế toán là sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công việc kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Tại các trường cao đẳng công lập, công việc kế toán thường được phân chia thành các bộ phận công tác cụ thể như sau: Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, bộ phận kế toán tài sản,vật tư, bộ phận kế toán thanh toán, bộ phận kế toán nguồn kinh phí và các quỹ, bộ phận kế toán các khoản thu, bộ phận kế toán các khoản chi, bộ phận kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính.
Nội dung công việc kế toán bao gồm: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm tra và phân tích số liệu kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán. Bộ máy kế toán tài chính được xây dựng trên cơ sở khối lượng công tác kế toán. Thông thường căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kế toán mà phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ đơn vị sự nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy kế toán, chế độ hạch toán kế toán. Đồng thời bộ máy này là một công cụ để triển khai các nội dung
của cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức tài chính. Bộ máy này quyết định việc thực hiện cơ chế này thành công hay không.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập