2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về các khoản thu
Thực tế cho thấy trong các đơn vị sự nghiệp, nguồn thu thường được hình thành từ các nguồn:
- Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Mục tiêu đánh giá được nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Để
thực hiện chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí
- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Các chỉ tiêu về nguồn thu cho phép đánh giá về mức độ tự chủ nguồn thu của đơn vị: quyết định khoản thu, mức thu; đánh giá tổng số thu( có so sánh qua các năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2013 để thấy được mức tăng trưởng thu), tính đa dạng của nguồn thu. Từ đó đánh giá được khả năng tự đảm bảo được kinh phí từ nguồn thu của đơn vị.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về các khoản chi
Hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên tiết kiệm để đạt hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính. Muốn vậy các đơn vị phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh, ghi nhận kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường quản lý chi.
- Chi thường xuyên: Mục tiêu để đánh giá việc sử dụng nguồn tài chính chi cho hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đánh giá việc chi tiêu tài chính ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của trường CĐTM &DLHN.
- Chi không thường xuyên: Mục tiêu để phân tích đánh giá các hoạt động tài chính của đơn vị ngoài hoạt động thường xuyên. Phản ánh năng lực triển khai các nhiệm vụ không thường xuyên của nhà trường.
- Tổng chi năm nay/ tổng chi năm trước liền kề.
Mục tiêu sử dụng hệ thống chỉ tiêu để so sánh qua các năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2013 để đánh giá được mức độ tự chủ về các khoản chi và nội dung chi; các nội dung chi đã bao quát hết các hoạt động của đơn vị.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu chi tài chính
Tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu về chênh lệch thu, chi tài chính để đánh giá kết quả hoạt động tài chính của trường CĐTM &DLHN trong 1 năm tài chính; số liệu sẽ được phân tích, so sánh qua các năm để làm cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động tài chính giai đoạn nghiên cứu (2013- 2015), đánh giá được ảnh hưởng của cơ chế tự chủ tài chính đến kết quả hoạt động và sử dụng kết quả tài chính cho hoạt động của CĐTM &DLHN.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ DỊCH VỤ CÔNG