1.4. Kinh nghiệm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chínhcủa các đơn
1.4.1. Kinh nghiệm của một số trường đại học thực hiện tự chủ về tài chínhError! Bookmark not defined.
* Kinh nghiệm của Trường Đại học Ngoại Thương:
Từ năm 2005, Trường Đại học Ngoại Thương là một trong 5 trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính và bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên. Tại thời điểm này, nhà trường cũng đã xây dựng phương án tự chủ với lộ trình 2005 đến 2010. Sau 3 năm từ 2005 đến 2007, Nhà nước đã cắt giảm dần NSNN cấp chi thường xuyên. Ngày 26/3/2008, Bộ GD&ĐT đã ra văn bản về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, trong đó nêu rõ việc phân loại cho Trường đại học Ngoại thương thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Đây thực sự là thách thức lớn với nhà trường, nhất là trong điều kiện khung học phí chưa tăng nhưng mọi chi phí đào tạo đều tăng tại thời điểm đó. Trải qua gần 7 năm thực hiện thí điểm tự chủ tài chính và hơn 4 năm thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, trường Đại học Ngoại thương đã nỗ lực không ngừng để khắc phục những khó khăn cũng như phát huy được những thuận lợi mà cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP mang lại.
Bảng 1.1. Số liệu thu sự nghiệp giai đoạn 2008-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung 2008 2009 2010 2011
Tổng thu 72.273 91.090 123.634 179.106
1 Học phí chính quy 28.360 41.984 70.218 99.645 2 Học phí liên kết đào tạo 7.860 11.840 16.397 25.578
3 Thu khác 36.053 37.266 37.019 53.883
4 Thu SN/Chi TX 105% 127% 122% 113% (Nguồn: Đề án thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Đại học Ngoại thương)
Để tồn tại được, nhà trường đã đưa ra các giải pháp để tăng nguồn thu, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí và tính đến hiệu quả của mọi hoạt động như: đa dạng hóa và chuẩn hóa lại các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội; tăng cường các chương trình liên kết với nước ngoài, thu hút sinh viên quốc tế; tuyển thêm chỉ tiêu ngoài ngân sách; huy động tài trợ từ doanh nghiệp; thu hút các nguồn tài trợ từ các dự án( tuy nhiên, cũng có một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của nhà trường là những khoản thu chưa chắc chắn và thiếu bền vững như: chỉ tiêu ngoài ngân sách, sinh viên quốc tế, tài trợ từ doanh nghiệp); tiết kiệm và nâng cao hiệu quả quản lý(vận dụng, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hợp lý hóa quy trình giảng dạy và làm việc; tính toán, xây dựng lại định mức khoán một số khoản chi cho các đơn vị như tiền điện thoại, văn phòng phẩm, thiết bị…). Nhờ các biện pháp trên mà nhà trường vẫn duy trì được các hoạt động đào tạo và đảm bảo thu nhập của cán bộ, giảng viên.
*Kinh nghiệm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng nguồn kinh phí tăng cường cơ sở vật chất do NSNN cấp, giảm hơn 50% so với trước khi thực hiện tự chủ và một phần kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đảm bảo các điều kiện dạy và học, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong giai đoạn thực hiện tự chủ tài chính, nguồn kinh phí cấp từ NSNN giảm dần và chỉ chiếm khoảng 7% nhu cầu chi thường xuyên. Trong hoàn cảnh đó, trường vẫn đảm bảo được cân đối thu, chi, duy trì các hoạt động chi thường xuyên và từng bước triển khai các hoạt động theo chiến lược đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học tại trường. Cơ chế tự chủ đã góp phần tăng cường trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong việc đảm bảo cân đối tài chính hàng năm. Nguồn thu của trường được tăng cường
quản lý, đôn đốc thường xuyên, hạn chế thất thu, các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và chất lượng.
Theo đó, Đại học Kinh tế Thành Hồ Chí Minh đã xây dựng các giải pháp để thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, trong đó, xây dựng dự toán cân đối thu chi thường xuyên giai đoạn 2012-2016 theo bảng 1.2.
Bảng 1.2. Dự toán cân đối thu chi thường xuyên giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Năm 2012 2013 2014 2015 2016
A Nguồn thu dùng để chi thƣờng xuyên 264.575 433.921 614.397 772.161 950.908
1 Học phí 197.575 360.921 535.397 677.161 832.908 2 Lệ phí 12.000 13.000 14.000 15.000 18.000 3 Thu sự nghiệp khác 55.000 60.000 65.000 80.000 100.000
B Khoản chi thƣờng xuyên 274.502 410.772 521.990 643.031 803.898
1 Nhân lực 172.000 223.600 290.680 377.884 491.249 2 Học bổng 10.991 21.206 33.028 41.637 53.030 3 Nghiệp vụ chuyên môn 50.000 111.166 122.282 134.510 147.619 4 Chi khác 16.511 19.800 22.000 25.000 30.000 5 Chi cho các hoạt động đào
tạo nguồn thu khác 25.000 35.000 54.000 64.000 82.000
C Dự trữ đầu tƣ phát triển (9.927) 23.149 92.407 129.130 147.010
(Nguồn: Đề án thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra
* Một số bài học kinh nghiệm cho các trường đại học công lập ở Việt Nam
Nhìn chung xét trên phương diện vĩ mô, các chính sách, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các nước đối với lĩnh vực giáo dục đã có nhiều đổi mới quan trọng vừa tạo điều kiện và thúc đẩy thành công công cuộc
cải cách, đổi mới nền giáo dục của các nước. Nghiên cứu tư tưởng và phương thức thiết lập, vận hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các nước đối với lĩnh vực giáo dục cho phép chúng ta rút ra một số bài học quan trọng trong quá trình hoàn thiện, nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta:
Một là:Thống nhất quan điểm giữa đầu tư tài chính cho GD&ĐT nói chung và giáo dục CĐĐH nói riêng là quốc sách hàng đầu, có như vậy mới có thể huy động được tổng lực về nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà.
Hai là: Qua kinh nghiệm của quốc tế có thể rút ra một số nhận xét về tự chủ tài chính ở các nước, làm bài học cho Việt Nam như sau:
- Các nước có xu hướng ngày càng tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường CĐĐH công lập.
- Việc tăng quyền tự chủ tài chính không diễn ra đồng nhất, mà trước hết hướng vào các trường đại học lớn, có uy tín, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
- Trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, không có nghĩa là NSNN chấm dứt cấp phát kinh phí hoạt động. Ngoài ra, nhà nước vẫn đảm nhiệm vai trò đầu tư cơ sở vật chất, giao các trường quản lý, sử dụng.
- Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phí, hoặc được phép định mức học phí cao hơn mức học phí chuẩn hàng năm.
- Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương.
- Không có nước nào cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt.
- Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch.
Theo đó, trong thiết kế vận hành cơ chế quản lý tài chính của các trường CĐĐH luôn tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Chính sách cơ chế tài chính của Nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, không can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của các trường. NSNN chỉ nên cấp cho các trường chủ yếu dựa vào kết quả đầu ra là số lượng và kết quả học tập của sinh viên. Thực hiện cơ chế đấu thầu hoặc đặt hàng giữa Nhà nước với trường học trong cung cấp dịch vụ đào tạo cho xã hội nhằm tạo điều kiện cho các trường có quyền chủ động khai thác nguồn thu theo pháp luật cho phép và phát huy mọi tiềm năng sẵn có như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy có chất lượng cao để mở rộng quy mô đào tạo, loại hình đào tạo, liên kết, liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước, tăng nguồn thu cho đơn vị và nâng cao thu nhập của giảng viên, cán bộ công nhân viên. Ưu tiên chi NSNN cho lĩnh vực đào tạo CĐĐH ở các trường trọng điểm của quốc gia nhằm tạo ra nguồn lực có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chiến lược phát triển đào tạo cần chú trọng ưu tiên NSNN cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người khuyết tật nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân.
Ba là: Trong cơ chế tự chủ tài chính phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tiền lương. Để có một đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý GD&ĐT có chất lượng không thể không đặt vấn đề nâng cao đời sống cho họ. Do vậy vấn đề tiền lương trong giáo dục CĐĐH được các nước hết sức quan tâm. Nguyên tắc tiền lương mà các nước thực thi là dựa vào chất lượng, khối lượng công việc mà không quan tâm đến thâm niên trong hoạt động GD&ĐT.
Bốn là: Thực hiện cơ chế khuyến khích xã hội hóa nguồn lực tài chính, chính sách ưu đãi thuế, đất đai, cơ sở vật chất thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục CĐĐH công lập.
Năm là: Có cơ chế tài chính thích hợp để huy động sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân cho sự phát triển của giáo dục CĐĐH như chế độ học phí, khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân tạo lập quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên, khuyến khích các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các trường học.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong kết quả và thành công của luận văn. Để hoàn thành luận văn này tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu.
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại trường CĐTM & DLHN giai đoạn 2013 – 2015 .
2.1. Câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý