2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VỐN VAY ODA-JICA Ở VIỆT NAM
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.3.3.1. Về phía Việt Nam
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tiến trình thẩm định, phê duyệt dự án cấp bộ chậm, chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các các cơ quan quản lý và các Bộ chủ quản do đó ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định cấp Nhà nước, gây tình trạng chậm trong khâu chuẩn bị thủ tục đàm phán.
Một vấn đề nữa là theo nguyên tắc của Hiệp định vay vốn, JICA sẽ chỉ phê duyệt khi có xác nhận chính thức của phía Việt Nam nhưng thực tế cho thấy nhiều khi phía JICA đã hoàn tất thủ tục rồi nhưng vẫn phải chờ quyết định từ phía Việt Nam.
Cuối cùng là hiện nay đang có quá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình ra quyết định dẫn tới việc chồng chéo, mâu thuẫn trong những quyết định đề ra, từ đó gây ra sự chậm trễ trong cả quá trình hoàn tất thủ tục nhận viện trợ.
Thứ hai, công tác chuẩn bị dự án còn chậm nhiều lúng túng, quá trình tổ
chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. Những ách tắc chủ yếu diễn ra trong các khâu sau:
61
- Giải phóng mặt bằng: Theo tài liệu theo dõi của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thì 80% các dự án bị ách tắc, vướng mắc, chậm trễ là do nguyên nhân này.
- Công tác đấu thầu: Thời gian tiến hành đấu thầu thường bị kéo dài do
Việt Nam mới làm quen với nguyên tắc và điều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế. Các PMU thường tự đưa ra các yêu cầu ban đầu mà không có sự tham gia của tư vấn chuyên nghiệp nên nhiều dự án gây ra tranh cãi, thắc mắc trong quá trình chọn nhà thầu dẫn tới kéo dài thời gian xét thầu. Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của dự án đặt ra.
Thứ ba, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án và chương trình
ODA của Việt Nam còn hạn chế và bất cập, đặc biệt là khi có sự tham gia của chính quyền địa phương. Công tác theo dõi và đánh giá dự án buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Các báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA được thực hiện thiếu nghiêm túc.
Thứ tư, trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đội ngũ
cán bộ tham gia chuẩn bị các dự án còn thiếu kiến thức, hiểu biết về kinh tế vĩ mô đối với các dự án điều chỉnh cơ cấu, tiếp đó là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Các cán bộ tham gia chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ODA còn chưa nắm bắt được các chính sách, thủ tục của các nhà đầu tài trợ cũng như những quy chế mới của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Thứ năm, vốn đối ứng cho các dự án lớn như ở dự án quốc lộ, dự án giao
thông đường thuỷ chưa được cung cấp kịp thời theo tiến độ giải phóng mặt bằng, ký kết hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ vốn đối ứng - vốn vay đã cam kết. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng chậm trễ trong quá trình giải ngân các dự án ODA.
62
Thứ sáu, các cơ quan quản lý theo dõi, đôn đốc kiểm tra tình hình thực
hiện dự án và điều phối ODA chưa được tiến hành thường xuyên do vậy chưa tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án ODA ở cấp cơ sở, làm chậm tốc độ giải ngân dự án.
b. Nguyên nhân khách quan
+ Phải mất một thời gian dài để các chương trình và dự án ODA được triển khai. Khoảng 50% nguồn vốn ODA ở Việt Nam được dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, lĩnh vực cần nhiều thời gian hơn để tiến hành và thậm chí kết thúc chậm hơn từ 3 đến 5 năm so với các dự án ở các lĩnh vực khác (trong các khâu đền bù, giải phóng mặt bằng; chất lượng nhà thầu; lựa chọn tư vấn ở các khâu của dự án). Điều này đã dẫn đến việc giải ngân chậm.
+ Khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA chưa đồng bộ và việc hiểu các văn bản này cũng không thống nhất. Hơn nữa, sự khác nhau trong nhận thức giữa các đối tác Việt Nam và các nhà tài trợ còn lớn, làm hạn chế việc thực hiện các dự án.
2.3.3.2. Về phía Nhật Bản
+ JICA còn có các quan điểm cứng nhắc nên đã ảnh hưởng đến khâu thiết kế chương trình, dự án.
+ Nguyên tắc cho vay phải theo lãi suất thị trường đối với các dự án tín dụng của JICA đã gây khó khăn cho Việt Nam trong việc giải ngân (như ở dự án tài chính nông thôn).
+ ODA là nguồn vốn mang ý nghĩa chính trị-xã hội. Có những dự án, chương trình mà JICA đưa ra những quy định và điều kiện đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế chính trị mới tiến hành giải ngân. Tuy nhiên, yêu cầu của JICA nhiều khi không thực sự phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội do vậy cần có sự đàm phán điều chỉnh giữa các bên.
63
+ Đối với chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư JICA yêu cầu ngày càng chặt chẽ, đa số với các dự án cần phải giải phóng mặt bằng thì JICA yêu cầu phải hoàn tất công việc này trước khi phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu hoặc nội dung hợp đồng nhất là đối với những công trình giao thông vận tải.
Tóm lại, nguồn vốn ODA-JICA có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đã đang và sẽ giúp cho Việt Nam trong cố gắng đạt được mục tiêu cần thiết là khôi phục đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng và bền vững của sự phát triển. Song vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam phải tranh thủ một cách tốt nhất nguồn vốn này bằng việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân hiện vẫn còn chậm. Điều này đặt ra là cần phải có các giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh thu hút ODA của Nhật Bản, tăng tốc độ giải ngân của các dự án đặc biệt là khi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ như hiện nay.
64
Chương 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH GIẢI NGÂN VỐN VAY ODA CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC
QUỐC TẾ NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM